Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Quan chức Nga cảnh báo hậu quả của việc cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo, việc cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine có nguy cơ gây ra xung đột hạt nhân.

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang đào tạo phi công Ukraine vận hành chiến đấu cơ F-16, trước đợt chuyển giao tiêm kích này theo dự kiến.

Được biết, Ukraine đã yêu cầu chiến đấu cơ của phương Tây trong nhiều tháng, với lý do vũ khí này cần thiết để chống lại ưu thế trên không của Nga.

Theo thông tin trên RT, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo việc cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine có nguy cơ gây ra xung đột hạt nhân.

“Một cuộc xung đột hạt nhân bùng phát vô tình, không có chủ ý không phải là điều có thể loại bỏ. Đó là lý do vì sao tất cả những âm mưu xung quanh Ukraine đều nguy hiểm”, TASS dẫn lời ông Medvedev nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn rộng rãi với các nhà báo Nga.

Tiêm kích F-16. Ảnh: Không quân Mỹ

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga cho rằng máy bay do Mỹ thiết kế có thể là tác nhân kích hoạt, đồng thời lưu ý Ukraine muốn có những tiêm kích này dù không có cơ sở hạ tầng mặt đất để vận hành chúng.

Ông Medvedev cũng chia sẻ: “Vậy nếu một trong những máy bay đó cất cánh từ một quốc gia NATO (trong một nhiệm vụ của Ukraine) thì đó sẽ là gì? Một cuộc tấn công vào Nga. Tôi sẽ không mô tả điều gì có thể xảy ra tiếp theo. Diễn biến như vậy thậm chí có thể không được giới lãnh đạo Mỹ và NATO chấp thuận”.

Các quan chức Nga trước đó cảnh báo rằng, việc cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine sẽ gặp nhiều vấn đề vì các máy bay này có thể triển khai bom trọng lực hạt nhân.

Theo nhận định của ông Medvedev, cuộc đối đầu của Nga với Mỹ và các đồng mình không tới mức buộc người dân phải tránh trong hầm trú ẩn hạt nhân. Tuy nhiên, ông mô tả nó còn tồi tệ hơn Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga nói thêm, “Đồng hồ ngày tận thế” đang điểm và đã tăng tốc đáng kể. Đại diện cho khả năng xảy ra thảm họa toàn cầu, “Đồng hồ ngày tận thế” hiện chỉ cách mốc nửa đêm - điểm hủy diệt về mặt lý thuyết - 90 giây, giữ nguyên như năm trước.

Chiếc đồng hồ này được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1947, khi các kim được đặt ở 23h53. Thời điểm lạc quan nhất là vào những năm 1990, khi còn 17 phút nữa mới tới nửa đêm. Kim “Đồng hồ ngày tận thế” hiện tại đang ở gần mốc nửa đêm hơn bao giờ hết.

XEM THÊM: Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ông Trump dẫn trước ông Biden trong cuộc tái đấu giả định ở Nevada, Arizona

Reuters đưa tin, các nhà khoa học đặt đồng hồ dựa trên những rủi ro hiện hữu đối với Trái đất và con người, bao gồm mối đe dọa hạt nhân, biến đổi khí hậu và các công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ sinh học mới.

“Các điểm nóng xung đột trên khắp thế giới tạo ra mối đe dọa hạt nhân leo thang, trong khi biến đổi khí hậu đã gây ra cái chết và sự tàn phá, đồng thời các công nghệ đột phá như AI và nghiên cứu sinh học đang tiến bộ nhanh hơn các biện pháp bảo vệ trước mối đe dọa từ chính chúng", ông Rachel Bronson - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tạp chí Bulletin of the Atomic Scientists (BAS) chia sẻ.

Bên cạnh đó, ông Bronson lưu ý việc giữ nguyên kim đồng hồ ở mốc như năm 2023 “không phải là dấu hiệu cho thấy thế giới đang ổn định”.

Đinh Kim (Theo RT, Reuters)

Tin nổi bật