Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phụ nữ Trung Quốc không lên bậc cao học vì sợ khó kiếm chồng

(DS&PL) -

Trong khi phụ nữ thế giới ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ với nam giới trong nhiều lĩnh vực, thì các nữ sinh Trung Quốc lại không muốn học cao học vì những lý do bất ngờ.

Trong khi phụ nữ thế giới ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ với nam giới trong nhiều lĩnh vực, thì các nữ sinh Trung Quốc lại không muốn học cao học vì những lý do bất ngờ.

Theo một báo cáo của Bộ Giáo dục Trung Quốc, nữ giới chỉ chiếm hơn 1/3 số sinh cao học dù họ áp đảo số lượng nam sinh ở bậc đại học. Đây là một sự khác biệt được nhiều nhà xã hội học cho rằng bắt nguồn từ áp lực xã hội, môi trường nghiên cứu và thậm chí sợ không thể kết hôn.

Đây là dấu hiệu khác thường nổi bật bởi phụ nữ Trung Quốc đã gần như đạt được thế cân bằng với nam giới ở mọi cấp độ khác trong giáo dục - tiểu học, trung học, đại học và cả việc làm văn phòng.

Nguyên nhân khiến các nữ sinh Trung Quốc không "thiết tha" với bậc cao học có thể bắt nguồn từ các tư duy truyền thống - Ảnh: SCMP

Theo số liệu của Bộ Giáo dục, nữ giới chỉ chiếm 38,63% tổng số sinh viên tiến sĩ tại Trung Quốc trong năm 2016, nhưng chiếm 50,6% sinh viên đại học.

So sánh với Mỹ, nữ sinh tốt nghiệp và trở thành tiến sĩ chiếm 52,1% cho năm thứ 8 liên tiếp, theo số liệu từ Hội đồng các trường đại học.

Một số nhà quan sát cho rằng hôn nhân và sinh con vốn là các ưu tiên bản năng của phụ nữ châu Á nhưng những người khác lại tập trung vào cấu trúc của hệ thống giáo dục đại học Trung Quốc.

Xiao Hui, giáo sư văn học và văn hóa Trung Quốc hiện đại tại Đại học Kansas cho biết: “Sự kỳ thị xã hội gắn liền với các phụ nữ có học vị cao đã gây ra một nỗi sợ hãi trở thành “gái ế” trong tư duy của những phụ nữ trẻ”.

"Áp lực phải kết hôn và sinh con tất nhiên quan trọng hơn trở thành tiến sĩ. Cha mẹ em cũng nghĩ vậy", theo một nghiên cứu sinh tiến sĩ 25 tuổi tại Đại học Bắc Kinh.

Nữ tiến sỹ Giang - một trong hơn 130.000 nữ tiến sĩ ở Trung Quốc tốt nghiệp khoa Khoa học Đời sống của Đại học Bắc Kinh - một trong những trường hàng đầu trong nước - vào năm 2015 và sau đó đã ghi danh vào chương trình Tiến sĩ kéo dài 6 năm.

Bà cho biết gia đình và hôn nhân sẽ là một sự phân tâm lớn cho các nữ học giả, đặc biệt là trong các môn khoa học đòi hỏi thời gian nghiên cứu, tìm tòi và ngồi trong phòng thí nghiệm.

Ở Trung Quốc, các giá trị gia đình bảo thủ, hôn nhân và sinh sản đang có một cuộc hồi sinh ngoạn mục và ngày càng trở thành gánh nặng cho phụ nữ. Bà Giang nói. “Phụ nữ có trách nhiệm tối cao là phải thể hiện được nữ tính của mình, đảm bảo ý nghĩa và giá trị thiết yếu cuộc đời cô ấy.

"Kết quả là, phụ nữ ​​sẽ gánh vác thêm gánh nặng của việc nhà và phải làm việc chăm chỉ hơn nếu họ muốn theo đuổi con đường học tập," bà nói.

Angharad Fletcher, một sinh viên tiến sĩ chuyên về lao động có giới tính tại trường King’s College London, đã lặp lại tuyên bố đó.

"Trong khi giáo dục và thành tựu là, tất nhiên, đáng kính trọng, tôi nghĩ rằng nhiều phụ nữ vẫn chiến đấu chống lại sự kỳ thị và áp lực trở thành ‘thục nữ’, dù người ta có cố tô vẽ nó bằng các thuật ngữ khác”.

Fletcher nói rằng phụ nữ trên khắp thế giới thấy khó khăn để đạt được sự cân bằng giữa công việc học tập và các cam kết gia đình.

Sự ảnh hưởng lâu dài của văn hóa Nho giáo - trong đó người vợ bị coi là người phụ thuộc hoàn toàn vào chồng, phải tuân theo mọi ý muốn của chồng cũng là một ảnh hưởng lớn.

Tại châu Á, có một sự khác biệt lớn khi nói đến bình đẳng giới và hôn nhân. Phụ nữ Trung Quốc trung bình kết hôn ở tuổi 23,9; so với Nhật Bản (28,8), Hàn Quốc (28,9) và Đài Loan (29,2) có sự chênh lệch đáng kể, theo một nghiên cứu năm 2010.

Thu Phương (Theo SCMP)

Tin nổi bật