Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phát hiện lỗ hổng chứa 14 tỷ tấn băng dưới đáy sông ở Nam Cực

(DS&PL) -

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một lỗ hổng khổng lồ đáng lo ngại dưới đáy sông băng đang tan nguy hiểm nhất thế giới ở Nam Cực.

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một lỗ hổng khổng lồ đáng lo ngại dưới đáy sông băng đang tan nguy hiểm nhất thế giới ở Nam Cực.

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho hay, một lỗ hổng khổng lồ có diện tích xấp xỉ bằng 2/3 diện tích Manhattan (Mỹ), tức là khoảng 40km2 và cao chừng 300 mét mới đây được tìm thấy ở dưới đáy của sông băng Thwaites ở Tây Nam Cực. Đây là một trong số những khám phá đáng lo ngại trong một nghiên cứu mới được công bố của NASA về sông băng tan rã.

Các nhà khoa học mới phát hiện lỗ hổng chứa 14 tỷ tấn băng ở sông Thwaites, Tây Nam Cực. Ảnh minh họa

Không gian này đủ lớn để chứa 14 tỷ tấn băng và phần lớn lượng băng này đã tan chảy trong ba năm qua, theo Guardian.

Các nhà khoa học tìm thấy lỗ hổng bằng việc sử dụng vệ tinh và radar xuyên băng được sản xuất ở Ý và Đức của chiến dịch IceBridge do NASA khởi xướng, nhằm theo dõi và nghiên cứu thay đổi của băng ở vùng cực.

"Kích thước của lỗ hổng dưới sông băng đóng vai trò quan trọng trong việc băng tan chảy. Khi nhiệt độ tăng và nhiều nước xâm nhập vào dưới sông băng, nó sẽ tan chảy nhanh hơn", Pietro Milillo, người đứng đầu nghiên cứu và là nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực NASA, nói với Guardian.

Sông băng Thwaites ở Nam Cực có thể khiến mực nước biển dâng thêm 0,6 mét vì băng tan - Ảnh: NASA.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra những dự đoán về vị trí của lỗ hổng nằm ở giữa băng đáy và tầng đá gốc thuộc bên dưới sông Thwaites, nơi mà nước biển có thể chảy vào và làm tan băng từ ở phía dưới.

Tuy nhiên, ông Milillo cho rằng kích thước lỗ hổng không phải là điểm đáng quan tâm nhất bởi quan trọng hơn là nghiên cứu này tiết lộ mối quan hệ giữa biển và băng ở vùng cực.

Jeremie Mouginot, đồng tác giả của nghiên cứu và là nhà khoa học tại Đại học Grenoble Alpes, Pháp, cho biết nước biển đang lấp đầy lỗ hổng nằm giữa lớp băng đáy và tầng đá gốc bên dưới sông Thwaites.

Theo NASA, lỗ hổng dưới sông băng Thwaites đã tan chảy với tốc độ rất nhanh, khoảng 0,6 đến 0,8 km mỗi năm kể từ năm 1992. Hiện các nước khác như Anh cũng thực hiện các nghiên cứu khác về sông Thwaites và nhiều khu vực khác ở Nam Cực.

Sông Thwaites có kích thước tương đường với bang Florida (Mỹ) là một trong những nơi khó tiếp cận nhất trên Trái Đất, đồng thời cũng là sông băng nguy hiểm khi hiện chịu trách nhiệm cho khoảng 4% về mực nước biển dâng lên toàn cầu.

Nếu tất cả băng bị tan chảy, dòng sông này có thể khiến cho đại dương trên thế giới dâng lên cao thêm khoảng 65cm.

Ngoài ra, sông Thwaites cũng nối liền với các sông băng lân cận. Nếu các sông này đồng loạt tan chảy, mực nước biển sẽ dâng lên thêm 2,44 m, đe dọa các khu vực ven biển trên thế giới.

Minh Minh (T/h)

Tin nổi bật