Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phát hiện 26 ổ dịch tay chân miệng ở Hà Nội, phụ huynh phải làm 4 điều này để phòng bệnh cho trẻ

(DS&PL) -

Qua nắm bát tình hình, trung tâm Y tế huyện Đông Anh đã phát hiện 26 ổ dịch, trong đó có 12 ổ dịch tại cộng đồng,

Qua nắm bát tình hình, trung tâm Y tế huyện Đông Anh (TTYT huyện Đông Anh) đã phát hiện 26 ổ dịch, trong đó có 12 ổ dịch tại cộng đồng, 10 ổ dịch tại trường học và 4 ổ dịch kết hợp cộng đồng - trường học.

Theo báo cáo của khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS (TTYT huyện Đông Anh), trong tuần từ 31/8-6/9, huyện ghi nhận thêm 27 bệnh nhân tay chân miệng, cộng dồn năm 2020 đến nay đã ghi nhận 288 trường hợp bệnh tại 24/24 xã, thị trấn. Hiện có 26 ổ dịch trong đó có 12 ổ dịch tại cộng đồng, 10 ổ dịch tại trường học và 4 ổ dịch kết hợp cộng đồng - trường học.

TTYT huyện Đông Anh đã tiến hành các hoạt động truyền thông như: nói chuyện nhóm nhỏ, phát tờ rơi, thăm hộ gia đình, treo pa no, khẩu hiệu…

Từ ngày 23/8 đến ngày 8/9, trung tâm tổ chức 1 đợt truyền thông bằng hình thức trực quan và lưu động về bệnh tay chân miệng. Đồng thời, cho treo băng rôn và chạy xe lưu động trên các trục đường chính, liên thôn, liên xã, các điểm chợ lớn và khu vực đông dân cư trên địa bàn.

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh tay chân miệng, gia đình cần đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất được các bác sĩ khám, tư vấn, điều trị kịp thời.

Để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, các bác sĩ khuyến cáo người lớn và trẻ em cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Gia đình cần thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Hạn chế hoặc không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật