Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

“Nữ y núi Tản” phát hiện “cỏ râu rồng” giúp hàng loạt bệnh nhân thoát khỏi bệnh tiểu đường

(DS&PL) -

Hành trình ra đời của công thức thảo dược giúp ổn định đường huyết, cùng những nghiên cứu chuyên sâu đang giúp bà lang Lý Thị Bích Phượng được nhiều người biết đến.

Hành trình ra đời của công thức thảo dược giúp ổn định đường huyết, cùng những nghiên cứu chuyên sâu đang giúp bà lang Lý Thị Bích Phượng được nhiều người biết đến.

“Thần y” phát hiện thêm những dược thảo kỳ dị

Vùng rừng núi Ba Vì hay còn gọi là Tản Viên Sơn sở hữu hơn 500 loài dược liệu quí và đặc hữu. Hơn 20 năm khai thác, chế biến chưa có tổ chức nên 280 loài thảo dược tại đây đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt, trong đó 120 loài đứng trên bờ bị tuyệt chủng. Nhà nước đã công nhận, bảo tồn Làng nghề thuốc nam Ba Vì là duy nhất trong cả nước, nơi tập hợp nhiều bà lang mát tay trị các bệnh mãn tính, mỗi người giỏi một loại bệnh. Người đi đầu trong việc phục dựng làng nghề thuốc nam này chính là lương y Lý Thị Bích Phượng, chị đã tích cực nghiên cứu, nhân giống cây thuốc quý.

Bây giờ, danh tiếng của thuốc dân tộc Dao lan xa, lương y Phượng lại lặn lội trên những nẻo đường để săn tìm cây thuốc quý. Không có tiền đi xe thì cuốc bộ, dấu chân của những chị theo thời gian trải dài từ Quảng Ninh tới Sơn La, từ Cao Bằng… có khi sang Trung Quốc vào mùa đông, nơi có cái lạnh bút xương thịt để tìm những dược thảo quý hiếm, rồi nghiên cứu vị thuốc để có danh tiếng như bầy giờ. Trong những lần lội rừng như thế, nhiều dược thảo quý hiếm đã được chị phát hiện...

Một thành quả khác lương y Phượng là bà từng tham gia với các nhà khoa học và bà con thực hiện cuốn sách sinh động “Cây thuốc người Dao Ba Vì”, tổng hợp từ hơn 70 nguồn tài liệu khác nhau. Với những người làm nghề y, nhất là người làm thuốc Nam cổ truyền ở Ba Vì, cuốn sách như quyển y lí, y văn đầu tiên. Tên thuốc xếp theo bảng chữ cái rất dễ tra cứu, có ảnh minh họa sắc nét, bài thuốc cụ thể, chính xác. Cuối sách có bảng thống kê 507 loại cây thuốc của người Dao Ba Vì là kết của sự lăn lộn cùng người Dao trồng và ươm giống thuốc.

Dị thảo "râu rồng" chữa được bệnh tiểu đường

Trao đổi với phóng viên, Tiến sĩ Trần Văn Ơn, Trưởng bộ môn Thực vật trường Đại học Dược Hà Nội cho biết. Trong cuốn sách, hơn 30 loại thảo dược quí được trình bày với tên thường dùng, tên tiếng Dao, tên khoa học, mô tả, phân bố, bộ phận dùng làm thuốc, công dụng và chú ý khi sử dụng kèm theo bài thuốc riêng. Qua cuốn sách, có những loài thảo dược vô cùng quen thuộc lại có những công dụng không ngờ.

Cây “cỏ râu rồng” cứu người như thế nào

Theo lương y Phượng, đối với lương tâm thầy thuốc, các công đoạn làm thuốc rất thủ công và tỉ mỉ, từ thu lượm trên vùng núi cao, đem cây lá tươi về băm chặt nhỏ theo kích cỡ phù hợp, rửa sạch phơi khô và đóng gói bảo quản.

Câu chuyện tìm thảo dược của chị cứ kể mãi không hết, nhất là mới đây, sau mấy chục năm kiên trì tìm kiếm, chị Phượng đã phát hiện cỏ râu rồng, là dị thảo đặc biệt dùng để trị bệnh tiểu đường rất quý hiếm. Trong bài thuốc trị tiểu đường của người Dao, có hơn 50 vị, toàn là kỳ hoa dị thảo, và cỏ râu rồng là vị chính mới được bổ sung. 

Theo chị Phượng, cỏ râu rồng chỉ mọc trên vách đá dựng đứng. Gốc nó bám vào kẽ nứt của vách đá, rồi thả những sợi thân thòng lõng xuống đất nhỏ như cái đũa, như sợi bún mềm, như râu của loài rồng trong truyền thuyết, nên gọi là cỏ râu rồng. Người Trung Quốc săn lùng loài cỏ này rất ráo riết. Họ kéo đi khắp nơi, mò lên từng vách đá và nhổ từng sợi râu rồng. Cỏ râu rồng được cho vào nồi súp hoặc hầm với sâm thành món đại bổ cho giới nhà giàu.

Lương y Lý Thị Bích Phượng hái lá thuốc 

Sau nhiều ngày cuốc bộ trong rừng, leo qua những vách núi, thì chúng tôi đến khu rừng hoang vu, gồm những vách đá dựng đứng như trong cảnh phim Avatar. Những dãy núi trùng điệp, những cánh rừng hoang hoải rêu mốc, dường như chẳng có dấu chân người. Chẳng ai đi vào đây, nên cũng không biết đâu là đường biên giới. Bản thân chị đã nhiều lần lạc vào sâu nội địa Trung Quốc vì cứ mải mê tìm thuốc. Hễ phát hiện vách đá nào có quần thể râu rồng, thì chị tìm lên. Dù đã vắt sức nhiều ở các đỉnh núi cao, nhưng khi nói đến thảo dược, chị vẫn leo thoăn thoắt trên vách đá. Cỏ râu rồng quả thực là những dị thảo kỳ quái. Chúng nhả rễ li ti vào khe nứt của vách đá, rút tinh chất từ kẽ đá, dồn tụ vào những "cái râu" thả thòng lõng như sợi bún. Chị dùng dao cắt những sợi râu, để lại phần gốc bám trong kẽ đá, tiếp tục nhả râu.

Để lấy được cỏ râu rồng là một kỳ công. Cỏ râu rồng chỉ sống trên vách đá cao, ẩm ướt, mây mù và lạnh giá. Mùa đông, núi rừng tuyết phủ trắng xóa, cây cối ủ rũ, thì thứ dị thảo này mọc "râu" rất nhanh. Mùa đông, chị huy động thêm những người trong dòng họ tin cẩn đi rừng, thu hái cỏ râu rồng, phơi khô, sắt nhỏ để pha chế vào bài thuốc tiểu đường. Trong mỗi thang thuốc tiểu đường, chỉ cần vài cọc cỏ râu rồng là hiệu quả tăng lên rõ rệt. 

Trong số bệnh nhận mới uống thuốc tiểu đường có vị Cỏ râu rồng của lương y Phượng, có bệnh nhân Nguyễn Duy Nhân, 51 tuổi, ở Long Thọ, Nhơn Trạch, Đồng Nai. Lúc đó bệnh làm sụt cân, người gầy ốm, bị tiểu đường nặng khi đó lượng đường đo được là 500. Sau khi uống thuốc của lương y Phượng được gần 2 tháng, kiểm tra lượng đường xuống bình thường, bỏ được thuốc tây, cơ thể trở lại bình thường và tăng hơn 10kg. Thêm một người nữa là cô Nguyễn Thị Thu, SN 1950, ở phường 2 Tân Bình – Hồ Chí Minh.

Cô Thu bị tiểu đường 10 năm, nhiễm trùng hoại tử bàn chân, nằm viện 115 mổ 10 ngày ,vết mổ không lành mà nặng lên đen dần ,khi vào viện do đường 450 phải chỉnh 2 lần và truyền 2 lần ngày, đường lẫn sắt rất cao. Cuối cùng gọi điện lấy thuốc của lương y Phượng. Uống được một tháng, bệnh viện thấy lạ vì đường hạ thấp từng ngày và vết loét de dần. Uống thuốc được 2 tháng đường hạ thấy giảm liệu trình, vết hoại tử lành dần. Cô xuất viện về nhà. Cô nhờ y tá bệnh viện tới nhà thay bang gần 1 tháng vết thương lành hẳn và đang tiếp tục uống thuốc lương y Phượng để chữa tận gốc.

Cũng theo đánh giá ông Phạm Duy Danh, Chủ nhiệm Hợp tác xã làng nghề thuốc nam Ba Vì cho biết, trong bài thuốc của lương y Phượng được công nhận là một trong nhiều vị thuốc nam có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường tốt nhất, đã được các bác sĩ Học viện Quân y công nhận, nghiên cứu thành đề tài khoa học. Với nền y học cổ truyền lâu đời, và không phá rừng là một trong mười hai lời thề trong lễ cấp sắc của người Dao. Vì thế, Lương y Phượng và nhiều người Dao từng hát: “Người Dao ta không có đất/ Lam lũ chạy theo núi rừng/ Đói nghèo bám chặt vào lưng”.

Sau khi báo Đời sống & pháp luật đăng thông tin về bài thuốc thảo dược chữa bệnh tiểu đường của lương y Phượng, rất nhiều bệnh nhận đã điện về tòa soạn xin số điện thoại.

Để tiện cho bạn đọc xa gần quan tâm đến bài thuốc chữa bệnh tiểu đường của lương y Lý Thị Bích Phượng, tòa soạn công bố số điện thoại số điện thoại của lương y Phượng như sau: 0975.253.245 - 0944.85.1246

Còn tiếp…

Thành An

Tin nổi bật