Bây giờ, khi ngựa đã được thay thế bằng xe cộ, máy bay và các phương tiện giao thông khác, chúng ta, những người bình thường, hiếm khi nhìn thấy ngựa. Tuy nhiên, tôi tin rằng những người quen thuộc với ngựa sẽ có câu hỏi này: tại sao ngựa luôn đứng bất kể ngày hay đêm, thậm chí không muốn nằm xuống để ngủ? Tại sao lại thế?
Thực tế cho thấy, khả năng ngủ đứng của ngựa bắt nguồn từ lịch sử tiến hóa của tổ tiên chúng. Trong môi trường hoang dã trước khi được thuần hóa, ngựa vốn là loài động vật hiền lành và dễ bị săn bắt. Để tự vệ trước các loài ăn thịt, chúng đã phát triển tốc độ chạy đáng kinh ngạc. Để có thể phản ứng và bỏ chạy nhanh chóng khi bị đe dọa, việc ngủ đứng trở thành một lợi thế sinh tồn.
Thói quen này dần được hình thành qua thời gian dài. Thêm vào đó, do việc chạy nhanh liên tục trong nhiều năm, nhịp tim của ngựa thường rất nhanh, tiêu tốn nhiều năng lượng. Việc ngủ ở tư thế đứng giúp giảm bớt áp lực lên tim, từ đó bảo tồn năng lượng hiệu quả hơn.
Việc ngủ ở tư thế đứng giúp giảm bớt áp lực lên tim, từ đó bảo tồn năng lượng hiệu quả hơn. Ảnh minh họa.
Nhiều người có thể tò mò tại sao ngựa không bị ngã khi ngủ đứng. Bí mật nằm ở cấu trúc cơ thể đặc biệt của chúng. Hai chân trước của ngựa đóng vai trò như một trụ đỡ vững chắc, khóa lại để chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể.
Nhờ vậy, ngựa có thể đứng vững mà không tốn nhiều sức lực, đồng thời sẵn sàng cho việc bật dậy và chạy trốn ngay lập tức nếu phát hiện nguy hiểm. Khả năng này là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên khắc nghiệt.
Để tồn tại và tránh bị loại bỏ, ngựa buộc phải thích nghi bằng cách duy trì cảnh giác cao độ ngay cả trong giấc ngủ. Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cũng sẽ đánh thức chúng, cho phép chúng phản ứng nhanh chóng trước các mối đe dọa từ kẻ săn mồi.
Ngoài thói quen ngủ đứng cả ngày lẫn đêm thì vẫn còn nhiều điều thú vị về loài ngựa mà bạn có thể chưa biết.
Thị giác đặc biệt
Ngựa có đôi mắt rất lớn so với các loài động vật trên cạn khác. Đôi mắt này mang lại góc nhìn cực rộng, gần 350 độ, giúp chúng dễ dàng phát hiện kẻ săn mồi từ xa. Tuy nhiên, chúng không thể nhìn thấy trực tiếp phía trước hoặc phía sau mình.
Ngựa cũng có khả năng nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu tốt hơn con người, nhưng lại không phân biệt rõ một số màu sắc như đỏ và xanh lá.
Giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể
Ngựa không chỉ giao tiếp bằng tiếng hí mà còn thông qua ngôn ngữ cơ thể. Ảnh minh họa.
Ngựa không chỉ giao tiếp bằng tiếng hí mà còn thông qua ngôn ngữ cơ thể. Chúng sử dụng tai, đuôi và các cử động của cơ thể để biểu đạt cảm xúc. Chẳng hạn, nếu tai ngựa hướng thẳng về phía trước nghĩa là chúng đang tập trung. Nếu tai gập ra sau, đó có thể là dấu hiệu của sự sợ hãi hoặc tức giận.
Chạy nhanh như ô tô
Ngựa là biểu tượng của tốc độ. Một con ngựa đua có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 70 km/h. Những giống ngựa như Thoroughbred hay Quarter Horse được lai tạo đặc biệt để phát huy tối đa tốc độ và sức bền.
Khả năng ghi nhớ tốt
Ngựa sở hữu trí nhớ tuyệt vời. Chúng có thể nhớ lâu hơn con người về các khuôn mặt, giọng nói và đường đi. Điều này lý giải tại sao ngựa có thể nhận ra chủ nhân của mình sau nhiều năm xa cách.
Nhạy cảm với cảm xúc con người
Ngựa có khả năng cảm nhận cảm xúc của con người qua giọng nói, cử chỉ và nét mặt. Nếu bạn vui vẻ, chúng sẽ thoải mái hơn; nếu bạn lo lắng hay sợ hãi, chúng cũng có thể trở nên bất an.