Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nữ lao động Việt làm việc 15 giờ/ngày ở nước ngoài cầu cứu

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Làm việc 15 giờ/ngày, đói ăn, chế độ không đúng như hợp đồng, một nữ lao động ở Nghệ An đang làm việc tại nước ngoài đã phải gọi điện về nhà và công ty cầu cứu.

(ĐSPL) - Làm việc 15 giờ/ngày, đói ăn, chế độ không đúng như hợp đồng... một nữ lao động ở Nghệ An đang làm việc tại nước ngoài đã phải gọi điện về nhà và công ty cầu cứu.

Thời gian gần đây, chúng tôi nhận được đơn cầu cứu của anh Vi Văn Dũng (29 tuổi), trú tại bản Châm, xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong (Nghệ An), là chồng của chị Sầm Thị Huyền, hiện đang làm việc tại Ả- rập Xê-út.

Đơn cầu cứu của gia đình chị Sầm Thị Huệ.

Theo đơn cầu cứu của anh Dũng, vào tháng 6/2016, vợ anh là chị Sầm Thị Huyền (29 tuổi), được công ty Cổ phần đầu tư và hợp tác quốc tế Nam Việt (công ty CPĐT – HTQT Nam Việt) có địa chỉ tại TP Hà Nội và có văn phòng đại diện tại số 18, đường Nguyễn Thị Định, TP Vinh (Nghệ An) môi giới đưa đi xuất khẩu lao động tại Ả- rập Xê-út.

Chị Huyền sang nước ngoài làm việc với hợp đồng được ký kết là: “Người lao động làm giúp việc gia đình không làm việc theo chế độ 8 giờ/ngày và 6 ngày/tuần. Người lao động làm việc và nghỉ ngơi theo nếp sinh hoạt của chủ sử dụng, thời gian làm việc không quá 12 giờ/ngày”.

Tuy nhiên, trong thời gian lao động tại đây, chị Huyền phải làm việc 15 giờ/ngày. Nhiều hôm chị không được ăn uống, bị chủ nhà giật điện thoại, xé áo và bắt phải ngủ ngoài thềm.

Làm việc được hơn 4 tháng, liên tục trong nhiều ngày phải làm từ 5h sáng đến 23h đêm, chị Sầm Thị Huyền đã gọi điện về báo cho gia đình, nhờ liên lạc với công ty môi giới để can thiệp đổi chủ.

Suốt 4 tháng qua, chị Huyền liên tục phải làm việc 15 giờ/ngày trông điều kiện thiếu ăn, áp lực...

Trước tình trạng trên, gia đình chị Huyền đã nhiều lần liên lạc với công ty môi giới để “can thiệp” đổi chủ và thay đổi hợp đồng nhưng đều vô vọng và không có kết quả.

Trao đổi với PV, bà Trịnh Thị Huyên, Trưởng văn phòng đại diện công ty CPĐT – HTQT Nam Việt tại TP Vinh (Nghệ An) cho biết: “Chị Huyền không dám ăn vì sợ ăn thì phải làm. Do chị Huyền thường hay gọi điện về nhà nên bà chủ đã lấy điện thoại nhưng chị Huyền không đưa. Trong quá trình giằng co đã làm rách áo chị Huyền. Hiện, công ty đã bảo chị Huyền tạm thời nghỉ việc để đổi chủ”.

Tìm hiểu được biết, trước khi người lao động sang nước ngoài làm việc một ngày, công ty CPĐT – HTQT Nam Việt nhận uỷ quyền của chủ sử dụng lao động đã ký hợp đồng với người lao động. Đáng nóim công ty đã “tự ý” thay đổi điều khoản thời gian làm việc không quá 12 giờ/ngày thành “thời gian nghỉ ngơi không ít hơn 9 giờ liên tiếp/ngày/tuần”.

Không những thế, hợp đồng lao động mới này chỉ được lập 1 bản và công ty CPĐT – HTQT Nam Việt giữ, còn gười lao động và gia đình lại không hề có bản hợp đồng trên.

Khi PV đề cập việc trong hợp đồng mẫu và hợp đồng chính thức lại có sự khác nhau về điều khoản, thời gian làm việc và nghỉ ngơi của người lao động, Bà Trịnh Thị Huyên cho hay: "Mẫu hợp đồng này (hợp đồng quy định thời gian làm việc là không quá 12 giờ /ngày - PV) chỉ được áp dụng đến tháng 6/2016. Hiện nay, công ty chúng tôi đã thay đổi mẫu hợp đồng theo yêu cầu thực tế theo nếp sinh hoạt tại nước sở tại. Trước khi ký chính thức, chị Huyền đã được đọc kỹ các nội dung trong hợp đồng rồi mới ký tên và lăn tay".

Được biết, theo chương trình xuất khẩu lao động làm việc tại Ả- rập Xê-út của công ty CPĐT – HTQT Nam thì người lao động không phải đóng bất kỳ một khoản chi phí nào. Sau khi người lao động sang làm việc theo hợp đồng thời gian 2 năm, chủ sử dụng lao động sẽ chuyển cho công ty môi giới 2000 - 3000 USD để công ty chi trả các chi phí: vé máy bay, visa, phí đào tạo, phí môi giới…

Điều 17 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 quy định:

"1. Hợp đồng cung ứng lao động phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động và có những nội dung chính sau đây:

a) Thời hạn của hợp đồng;

b) Số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài; ngành, nghề, công việc phải làm;

c) Địa điểm làm việc;

d) Điều kiện, môi trường làm việc;

đ) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

e) An toàn và bảo hộ lao động;

g) Tiền lương, tiền công, các chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ;

h) Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt;

i) Chế độ khám bệnh, chữa bệnh;

k) Chế độ bảo hiểm xã hội;

l) Điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

m) Trách nhiệm trả chi phí giao thông từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại;

n) Tiền môi giới (nếu có);

o) Trách nhiệm của các bên khi người lao động bị chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

p) Giải quyết tranh chấp;

q) Trách nhiệm giúp đỡ người lao động gửi tiền về nước.

2. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và Hợp đồng lao động phải có các nội dung cụ thể, phù hợp với nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động. Các thỏa thuận về tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ của người lao động phải được ghi trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mẫu và nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với từng thị trường lao động."

NGỌC TUẤN

Xem thêm video:

[mecloud]sdVgKgJFUK[/mecloud]

Tin nổi bật