Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nỗi khổ của anh chàng lấy phải cô vợ thích "vung tay quá trán"

(DS&PL) -

Thu nhập gần 40 triệu, lấy nhau 10 năm và có 2 bé, vậy mà vợ chồng tôi vẫn sống cảnh nhà đi thuê và không có đồng tiết kiệm nào.

Thu nhập gần 40 triệu, lấy nhau 10 năm và có 2 bé, vậy mà vợ chồng tôi vẫn sống cảnh nhà đi thuê và không có đồng tiết kiệm nào.

Vì không muốn thua chị em đồng nghiệp cùng cơ quan nên nhà thuê vợ tôi cũng chọn căn ở gần trung tâm, giá tiền thuê mỗi tháng ngót nghét 7 triệu đồng, thêm tiền điện nước các loại cũng lên đến chục triệu. Bữa ăn thì bữa nào cũng thừa mứa bởi tính cô ấy trong mâm cơm phải đầy đặn. Thức ăn đủ cho 6-7 người lớn ăn no nê chứ nói gì đến nhà 4 người trong đó 2 đứa trẻ ăn được là bao. Đồ thừa chất vào tủ lạnh rồi lâu lâu lại... vứt đi.

Ảnh minh họa.

Mình cô ấy mà đến hơn 20 đôi giày, tủ quần áo cũng tới 4 buồng mà vẫn không chứa hết, phải cất bớt vào trong các bịch lớn bịch nhỏ... Đồ cho các con cũng thế, cô ấy muốn con mình ra ngoài đường là khiến ai cũng phải xuýt xoa nên không ngại rút ví ra mua cho con những cái váy có khi đến cả triệu bạc. Mà trẻ con mặc được một thời gian ngắn là lại bị xếp vào tủ, nhiều lúc nhìn đồ đạc mà xót tiền.

Nhiều lần tôi đã góp ý với vợ tôi là cần phải chi tiêu tiết kiệm phòng lúc con cái ốm đau rồi còn mua nhà cửa, nhưng cô ấy lúc nào cũng nguýt môi bảo tôi: “Anh xem giờ tháng tiết kiệm được dăm triệu bạc thì đến mùa quýt mới mua được nhà, thôi thuê nhà cho lành, bao giờ giàu tính sau”. Có lần con gái út ốm phải đi viện mà trong nhà không đủ tiền, tôi phải muối mặt điện thoại về vay tạm cậu em trai đang làm công nhân ở quê.

Thấy vợ tiêu bạt mạng không biết tính toán, có tháng giận quá tôi không đưa lương cho vợ. Mấy anh bạn của tôi cũng bảo để cô ấy chi tiêu trong phần lương của cô ấy thôi, lương của tôi tôi giữ lại coi như tiền tiết kiệm cho gia đình. Tuy nhiên, nếu phải duy trì cách làm này, tôi thấy cũng không ổn và nhất là không khí gia đình rất nặng nề. Xin mọi người cho tôi một lời khuyên.

(Quang Anh, Hà Nội)

Chị Hồng Minh (30 tuổi, Hà Nội) tư vấn:

Xưa nay các cụ nhà ta vẫn có câu "Đàn ông là cái giỏ/Đàn bà là cái hom", đàn ông lấy vợ đều mong lấy được người biết thu vén gia đình, chi tiêu hợp lý, biết tính trước tính sau để họ yên tâm làm việc.

Vợ anh chi tiêu theo kiểu "được đồng nào, xào đồng nấy", gia đình thiếu nền tảng kinh tế vững chắc, không có khoản tích lũy thì hạnh phúc gia đình rất dễ lung lay. Vì vậy anh cần trao đổi để thống nhất với vợ về quản lý ngân sách gia đình.

Nếu vợ không làm tốt vai trò "tay hòm chìa khóa" thì anh hãy ra tối hậu thư: "Từ nay, anh sẽ quản tiền, lên kế hoạch chi tiêu trong gia đình, em cần gì muốn mua gì cũng chỉ trong hạn mức chi tiêu”. Sau đó anh hãy lên kế hoạch chi tiêu thật chi tiết rồi đưa ra trao đổi cùng vợ.

Hãy khéo léo đưa ra những lý do để vợ hiểu rằng, chuyện quan trọng hiện tại là cần có một khoản tiết kiệm phòng ngừa rủi ro trong gia đình, rồi cần mua nhà trước khi các con đến tuổi trưởng thành,... giúp chị ấy có động lực tiết kiệm chi tiêu. Tôi tin rằng, nếu anh đưa ra những mục tiêu cụ thể, tình hình có thể được cải thiện rõ rệt.

PHONG LINH (ghi)

Tin nổi bật