Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nỗ lực trong đổi mới tư duy, cách thức về xây dựng chính sách pháp luật

  • Đặng Ngọc Thuỷ
(DS&PL) -

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên nhấn mạnh, để thực hiện khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới của dân tộc, Chi Hội Luật gia Bộ Công an xác định cần phải có quyết tâm và nỗ lực lớn trong đổi mới tư duy, cách thức về xây dựng chính sách pháp luật.

Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện pháp luật đạt kết quả ấn tượng

Chia sẻ với Người Đưa Tin về những kết quả đạt được của Chi Hội Luật gia Bộ Công an trong công tác tham mưu xây dựng chính sách pháp luật thời gian qua, Thiếu tướng Phạm Công Nguyên - Chi Hội trưởng Chi hội Luật gia Bộ Công an cho biết, lực lượng vũ trang nhân dân nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự.

Do đó, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an luôn quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng công an nhân dân nói chung, Chi Hội Luật gia Bộ Công an nói riêng tích cực hoạt động và gặt hái được nhiều kết quả trong công tác nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên - Chi Hội trưởng Chi hội Luật gia Bộ Công an.

Theo đó, hội viên thuộc các tổ hội trong Chi hội Luật gia Bộ Công an đã đóng góp nhiều ý kiến, kinh nghiệm thực tiễn vào các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Thi hành án hình sự; Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam...

Năm 2024, Bộ Công an chủ trì xây dựng, trình Quốc hội thông qua 8 luật (2 luật phối hợp với Bộ Quốc phòng), trình Chính phủ 15 nghị định, ban hành 96 thông tư. Một số luật quan trọng gồm Luật Dữ liệu, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

"Đây là cơ sở pháp lý cho việc tăng cường hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng công an nhân dân; góp phần bảo đảm an ninh trật tự, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số, công dân số; đơn giản hóa, cắt giảm mạnh mẽ thủ tục hành chính.

Chi Hội cũng phối hợp với Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp - Cơ quan Thường trực Chi hội Luật gia Bộ Công an tổ chức đàm phán, ký kết và phê duyệt nhiều hiệp định về dẫn độ, chuyển giao người chấp hành án tù, phòng chống tội phạm.

Chi hội Luật gia Bộ Công an là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác nghiên cứu, hoàn thiện chính sách pháp luật. (Ảnh Trung tá Đào Anh Tới - Chi hội Phó Chi hội Luật gia Bộ Công trình bày tham luận với chủ đề "Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của Chi hội Luật gia Bộ Công an trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật của lực lượng công an nhân dân".

Các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công an chủ trì đảm bảo tính nhất quán với quan điểm của Đảng, tuân thủ Hiến pháp, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Nguyên nhấn mạnh rằng, để nâng cao hiệu quả trong công tác tham mưu xây dựng chính sách pháp luật, Chi Hội Luật gia Bộ Công an luôn đặt mình dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ thường xuyên từ Đảng đoàn, Ban Thường vụ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam; Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an.

Chi Hội hoạt động theo đúng tôn chỉ, điều lệ của Hội, đồng thời phát huy tinh thần của Hội Luật gia Việt Nam - một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân.

Qua đó, Chi Hội góp phần xây dựng nền khoa học pháp lý vững chắc, thúc đẩy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chi Hội luôn chú trọng nâng cao nhận thức về tính chất, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm xã hội của Hội Luật gia Việt Nam đến từng hội viên thuộc Chi Hội.

Trau dồi đạo đức nghề nghiệp của luật gia với các tiêu chí: Giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về chính trị tư tưởng, tận tụy với nghề, vì dân, vì công lý.

 "Chúng tôi cũng thường xuyên củng cố và nâng cao năng lực tổ chức và hoạt động của các cấp hội, chú trọng kiện toàn và phát huy vai trò của tổ chức bộ máy và cán bộ hội. Tăng cường hoạt động cung cấp thông tin về pháp luật, bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật và nghề nghiệp", ông Nguyên nói.

Cùng với đó, luôn coi trọng việc đổi mới hình thức và phương pháp hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Chi hội trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an trên các mặt công tác được giao.

Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp giữa Chi hội luật gia Bộ Công an với Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Cụm Thi đua khen thưởng số 6 và các Chi hội thuộc Trung ương hội. Thực hiện hiệu quả Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Hội Luật gia Việt Nam.

Góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước

Dự kiến trong năm 2025, Bộ Công an sẽ chủ trì xây dựng, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua 5 dự án Luật, nghiên cứu, xây dựng hơn 140 văn bản quy phạm pháp luật khác.

Để kịp thời cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng, chủ trương của Nhà nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hoàn thiện thể chế trong công an nhân dân, ông Nguyên cho hay, thời gian tới Chi Hội Luật gia Bộ Công an đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng chính sách pháp luật.

Cụ thể là, tiếp tục phối hợp với Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Công an các đơn vị, địa phương rà soát, nghiên cứu, tham mưu với Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an xây dựng, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự.

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên tại Hội nghị lấy ý kiến sửa đổi Luật tổ chức cơ quan điều tra Hình sự.

Cùng với đó là việc tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ, chính sách của lực lượng Công an Nhân dân trên cơ sở bám sát chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy bảo đảm hiệu lực, hiệu quả.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các hội viên thuộc các tổ hội trong Chi Hội Luật gia Bộ Công an đối với công tác xây dựng, tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về an ninh trật tự.

Phối hợp thực hiện tốt công tác truyền thông chính sách pháp luật đối với các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giới thiệu đến các tổ chức, người dân các luật đã được thông qua; bảo đảm sự tham gia đầy đủ, thực chất, hiệu quả của các tổ chức, cá nhân trong việc nghiên cứu, góp ý chính sách pháp luật về an ninh trật tự.

Chi hội chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng pháp luật về an ninh trật tự. Trong đó, tập trung xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật…

Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội Luật gia Việt Nam và hiện thực hóa khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới của dân tộc, ông Nguyên cho biết thêm, Chi Hội Luật gia Bộ Công an xác định cần nâng cao quyết tâm và nỗ lực đổi mới tư duy, phương thức trong xây dựng chính sách pháp luật.

Cùng với đó là tập trung củng cố, kiện toàn, đổi mới, phát triển hội viên các Tổ hội. Đặc biệt là bồi dưỡng các hội viên làm công tác xây dựng và thi hành pháp luật phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, chuyên nghiệp, vững chuyên môn, nghiệp vụ; được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu.

Đặc biệt chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, cơ sở dữ liệu lớn trong việc xây dựng và thi hành pháp luật góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Tin nổi bật