Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nợ 100 nghìn tỷ của TKV: Quy trách nhiệm ban lãnh đạo

(DS&PL) -

“Với một tập đoàn có lợi thế lớn như TKV, chỉ việc đào tài nguyên lên kinh doanh mà vẫn để xảy ra thua lỗ thì khó chấp nhận được.”

“Với một tập đoàn có lợi thế lớn như TKV, chỉ việc đào tài nguyên lên kinh doanh mà vẫn để xảy ra thua lỗ thì khó chấp nhận được.” – Nguyên Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh cho biết.

Liên quan đến tình hình thua lỗ của Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam trong năm 2015, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Ngọc Vinh – Nguyên Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng khóa XIII - để tìm hiểu sâu hơn vấn đề này.

Thưa ông Trần Ngọc Vinh, ông có đánh giá thế nào về tình hình thua lỗ của Tập đoàn TKV trong năm 2015?

Như chúng ta đã biết, thời gian vừa qua, kiểm toán Nhà nước đã đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp, Tập đoàn Nhà nước. Kết quả cho thấy rất nhiều đơn vị làm ăn thua lỗ, trong đó nổi bật là tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam với khoản nợ hơn 100 nghìn tỷ sau năm 2015.

Tập đoàn TKV gánh khoản nợ hàng trăm nghìn tỷ sau năm 2015.

Đây là vấn đề khiến chúng ta cần phải suy nghĩ, với một tập đoàn có lợi thế lớn như TKV, chỉ việc đào tài nguyên lên kinh doanh mà vẫn để xảy ra thua lỗ thì khó chấp nhận được.

Xung quanh việc này, chúng ta cần xem lại rất nhiều khâu, từ năng lực quản lý của cấp lãnh đạo công ty, rồi tới khâu mua trang thiết bị, liệu có xảy ra tình trạng nâng giá trang thiết bị hay không… các cơ quan kiểm tra cần vào cuộc nhanh để quy trách nhiệm những người để xảy ra thua lỗ.

Về vấn đề trách nhiệm, theo ông ai sẽ phải chịu trách nhiệm lớn nhất?

Trách nhiệm đương nhiên thuộc về những người đứng đầu, các cấp quản lý. Các cơ quan thanh kiểm tra phải vào cuộc, tìm ra nguyên nhân và quy trách nhiệm.  Nếu để xảy ra tình trạng nợ nần nhiều như vậy thì không thể chấp nhận được.

Đồng thời, việc quy trách nhiệm và xử lý không chỉ dừng lại ở mức “khiển trách, rút kinh nghiệm” là xong. Gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế thì những người đứng đầu phải chịu trách nhiệm chính, không thể có chuyện làm ăn lãi thì được thưởng lớn, nhưng để xảy ra thua lỗ thì lại “rút kinh nghiệm”. Có công thì được thưởng, nhưng có lỗi thì tất nhiên phải chịu trách nhiệm.

Xin cảm ơn và chúc sức khỏe ông!

 

Tin nổi bật