Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao TKV nợ ngập đầu, lãnh đạo vẫn hưởng lương cao?

(DS&PL) -

Mặc dù TKV đang phải đối diện với khoản nợ 100 nghìn tỷ, tuy nhiên các lãnh đạo cao nhất của tập đoàn vẫn ung dung hưởng lương cao.

Mặc dù TKV đang phải đối diện với khoản nợ 100 nghìn tỷ, tuy nhiên các lãnh đạo cao nhất của tập đoàn vẫn ung dung hưởng lương cao.

Nghịch lý: Làm ăn thua lỗ “sếp” vẫn hưởng lương cao

Theo báo cáo kết quả thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính về tình hình tài chính của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, trong năm 2015, tập đoàn Nhà nước này làm ăn khá bết bát.

Cụ thể, tình hình đầu tư tài chính của nhiều đơn vị thuộc tập đoàn đang rơi vào thua lỗ: Có đến 3/6 doanh nghiệp đầu tư tài chính dài hạn chưa hiệu quả. 2/6 doanh nghiệp được thanh tra chưa thực hiện đối chiếu đầy đủ nợ phải trả ngắn hạn với các chủ nợ trong thời điểm 31/12/2015.

Ảnh minh họa.

Năm 2015 tổng nợ phải trả của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam lên tới 100.343 tỷ đồng trong đó, nợ ngắn hạn là 37.609 tỷ đồng, nợ dài hạn lên tới 62.734 tỷ đồng.

Trong khi đó, sau gần 10 năm đầu tư vào 2 dự án bauxite và alumin tại Tây Nguyên với tổng vốn đầu tư hơn 32.000 tỷ đồng thì Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam năm 2015  đã lỗ gần 3.700 tỷ.

Ngoài ra, Thanh tra Bộ Tài chính còn chỉ ra một loạt vấn đề về công tác đầu tư, dự án chậm tiến độ, quyết toán, thuế…

Làm ăn thua lỗ là vậy, tuy nhiên theo thông tin trên báo VTC News, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam công bố mức tiền lương dành cho viên chức quản lý năm 2015 của tập đoàn này là khá cao.

Cụ thể, mức lương của Chủ tịch Hội đồng quản trị - Lê Minh Chuẩn năm 2015 là 626 triệu đồng, bình quân đạt 52,2 triệu đồng/tháng, cao nhất trong số các lãnh đạo của TKV.

Tổng giám đốc Đặng Thanh Hải cũng có lương bình quân đạt 50,7 triệu đồng/tháng, (609 triệu đồng cả năm).

Bốn thành viên Hội đồng quản trị là ông Nguyễn Văn Hải, Phạm Văn Mật, Vũ Thanh Lâm, Nguyễn Chiến Thắng đều có lương 556 triệu đồng, bình quân 46,4 triệu đồng/tháng.

Các vị trí Phó tổng giám đốc và các kiểm soát viên có lương bình quân 41-48 triệu đồng/tháng.

Tổng quỹ lương chi trả cho 22 lãnh đạo chủ chốt của tập đoàn khoảng 14,4 tỷ đồng mỗi năm.

“Chỉ có ở doanh nghiệp Nhà nước”

Chỉ ra nguyên nhân của nghịch lý này, chuyên gia kinh tế Nguyên Trí Hiếu cho biết, việc Tập đoàn làm ăn thua lỗ những lãnh đạo vẫn hưởng lương cao chỉ có ở “doanh nghiệp Nhà nước”.

Chuyên gia Trí Hiếu lý giải: “Nhiều doanh nghiệp nhà nước áp dụng mức lương cố định không thay đổi theo lợi nhuận hoặc lỗ. Ngoài ra còn hưởng khoản thưởng theo kết quả kinh doanh. Như vậy, dù công ty làm ăn có thua lỗ thì họ vẫn ung dung nhận khoản lương cố định không thay đổi”.

Theo chuyên gia Trí Hiếu, mức lương của lãnh đạo phải tương xứng với hiệu quả điều hành làm việc. Lấy ví dụ từ các tập đoàn kinh tế tư nhân, nếu làm ăn lãi lớn, doanh nhiệp sẵn sàng trả tiền lương cho lãnh đạo vài trăm, thậm chí rất nhiều tỷ đồng/tháng tùy theo số tiền lãi thu được.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ,  những người lãnh đạo sẽ phải chịu trách nhiệm và đương nhiên lương hàng tháng sẽ bị giảm.

“Mức lương, thưởng với lãnh đạo doanh nghiệp doanh nghiệp nhà nước nên theo hướng mở, dựa vào hiệu quả công việc mang lại chứ không phải giữ cố định.” – Chuyên gia Trí Hiếu cho biết.

Chuyên gia Trí Hiếu đưa ra giải pháp, Nhà nước có thể chỉ định khung 70% thu nhập cố định của lãnh đạo doanh nghiệp, 30% còn lại sẽ tùy thuộc vào hiệu quả kinh doanh. Nếu làm ăn có lãi thì 30% lương kia sẽ được nhận và ngược lại, nếu thua lỗ thì phải chấp nhận bị cắt giảm.

Ngoài ra, để tạo công bằng, lãnh đạo tập đoàn có thể nhận thưởng nếu quản lý doanh nghiệp có lãi lớn. Làm được như thế, lãnh đạo sẽ không cảm thấy thiệt khi “chèo lái” tập đoàn làm ăn có lãi, đồng thời cũng phải nhận trách nhiệm khi để doanh nghiệp thua lỗ.

Trước đó, Theo báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) gửi Bộ Tài chính về việc thực hiện kiến nghị của Thanh tra Bộ Tài chính, tập đoàn này biết đã thực hiện và chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện rà soát lại toàn bộ các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tái cơ cấu các khoản đầu tư trên nguyên tắc đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả.

Điểm đặc biệt, bản báo cáo thực hiện kết luận của Thanh tra Bộ Tài chính cụm từ “rút kinh nghiệm” được TKV dùng nhiều lần. Tập đoàn này không hề đưa ra trách nhiệm của cá nhân, tập thể sau khi để xảy ra thua lỗ lớn năm 2015.

Qua đó, TKV thực hiện rút kinh nghiệm trong quá trình lập, thẩm định phê duyệt dự toán công trình chưa đúng dự toán (Công ty Than Quang Hanh, Công ty Than Khe Chàm, Công ty Than Mạo Khê).

Rút kinh nghiệm trong quá trình nghiệm thu quyết toán không đúng giá trị công trình (Công ty Than Quang Hanh, Than Khe Chàm, Tổng công ty Khoáng sản).

Rút kinh nghiệm trong quá trình trích khấu hao tài sản cố định chưa đúng quy định do xác định thời gian trích khấu hao không đúng (Tổng công ty Khoáng sản, Công ty Cổ phần Địa chất Việt Bắc).

Rút kinh nghiệm trong công tác đối chiếu công nợ, nợ quá hạn.

Rút kinh nghiệm trong công tác hạch toán kế toán, rà soát và tính toán các khoản doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các khoản thuế phải nộp (Tập đoàn, Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả, Công ty Kho vận Đá Bạc, Tổng công ty Công nghiệp Hoá chất mỏ, Tổng công ty Khoáng sản, Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc, Công ty Cổ phần Địa chất mỏ, Công ty Cổ phần Địa chất Việt Bắc)…

Tin nổi bật