Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những sai lầm hay mắc phải khi chăm sóc trẻ

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Không ít các bậc cha mẹ vì quá yêu thương, bao bọc con mà phạm phải những sai lầm khi chăm sóc trẻ. Dưới đây là những sai lầm thường mắc phải mà bạn nên chú ý.

(ĐSPL) - Không ít các bậc cha mẹ vì quá yêu thương, bao bọc con mà phạm phải những sai lầm khi chăm sóc trẻ. Dưới đây là những sai lầm thường mắc phải khi chăm sóc trẻ nhỏ các cha mẹ cần chú ý.

Cho trẻ nằm sấp khi ngủ

Không cho trẻ nhỏ nằm sấp khi ngủ. Ảnh minh họa. 

Theo thông tin trên cuốn Bệnh trẻ em và cách điều trị của Nhà xuất bản Lao động, kết quả của cuộc nghiên cứu do các bác sĩ tại Đại học Monash (Mỹ) tiến hành cho thấy để trẻ ngủ ở tư thế nằm sấp làm tăng nguy cơ gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Bởi khả năng thức giấc ở trẻ khi nằm sấp sẽ thấp hơn trẻ khi nằm ngửa.

Không nên cho trẻ ngủ cùng giường với người lớn

Theo một khuyến cáo của Ủy ban An toàn Sản phẩm Người tiêu dùng của Mỹ, không nên cho trẻ nhỏ ngủ chung giường của người lớn. Ở Mỹ, mỗi năm có trên 60 trẻ dưới 2 tuổi chết sau khi được đặt ngủ trong giường của người lớn.

Lý do là điều này có thể khiến các cháu bị ngạt hoặc bị ngã. Hơn nữa, có tới 1/3 số trường hợp tử vong khi ngủ chung giường với bố mẹ là do người lớn hoặc đứa trẻ khác nằm đè lên. Và trên thực tế, con số trên còn cao hơn.

Cho trẻ tập võ quá sớm

Hệ xương khớp của trẻ nhỏ chịu ảnh hưởng lớn của vận động thể dục thể thao. Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ chơi những môn có tác dụng tăng cường sức khéo léo, dẻo dai như chạy, bơi, xe đạp… Không nên cho trẻ tập luyện các môn va chạm mạnh và đòi hỏi tập trung kỹ thuật cao như võ thuật.

Không nên cho trẻ tập võ quá sớm. Ảnh minh họa.

Không phải lứa tuổi nào khi tập võ cũng cũng thu được kết quả tốt cả về mặt thể lực lẫn tâm lý. Do đặc điểm sinh lý của trẻ nhỏ chưa hoàn hảo, việc hướng dẫn các bài tập lại mang tính căng thẳng, đôi khi mang hình thức bạo lực, vì thế không hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.

Các nhà chuyên môn y tế thể dục thể thao cho rằng, 12 tuổi trở lên là thời điểm thích hợp nhất để trẻ bắt đầu tập võ.

Đặt bé ngủ tuỳ tiện mọi lúc mọi nơi

Tờ Trí thức trẻ cho biết, việc cho bé ngủ trong mọi tư thế ở mọi nơi như trong xe đẩy, ghế ô tô hay ghế salon tuy rất đơn giản với các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, điều đó không giúp bé ngủ sâu và thoải mái, hơn thế nữa những giấc ngủ đó lại làm bé mệt mỏi và cáu gắt nhiều hơn bình thường.

Không nên cho trẻ ngủ mọi lúc, mọi nơi. Ảnh minh họa.

Bạn nên tạo cho bé thói quen ngủ lành mạnh. Cho bé ngủ ở đúng nơi, đúng không gian quen thuộc để giấc ngủ của bé được đảm bảo chất lượng.

Cho con ăn theo nhu cầu

Rất nhiều bà mẹ mới sinh lo lắng việc con đòi ăn liên tục, ăn không theo giờ giấc nên quyết định bắt buộc cho con bú theo một lịch trình nghiêm ngặt ngay từ khi mới lọt lòng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh trẻ em tự biết khi nào đói và khi nào đã no. Cho trẻ ăn theo nhu cầu, trẻ sẽ ăn tốt hơn”. Vì vậy, mẹ nên quên đi những “kỷ luật thép” về giờ giấc ăn uống của trẻ sơ sinh. Miễn là con ăn không quá 4 tiếng một lần, mẹ nên để con tự quyết định lịch ăn của mình.

Tránh cho con gặp ánh nắng

Nhiều người cứ nghĩ là trẻ sơ sinh mắt còn yếu, không nên tiếp xúc nhiều với ánh sáng trẻ dễ bị quáng mắt.

Nên cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ảnh minh họa.

Thực sự thì ánh sáng mặt trời làm tăng khả năng tổng hợp vitamin D cung cấp canxi cho trẻ. Nếu thiếu vitamin D trẻ dễ khóc đêm, giật mình, thiếu ngủ, còi xương. Thậm chí, khi không tiếp xúc với ánh sáng, mắt trẻ sẽ không có cơ hội được nhìn thế giới bên ngoài. Càng để lâu mắt trẻ sẽ thiếu độ tinh nhạy.

Hơn nữa, trong phòng không đủ ánh sáng khiến bạn khó phát hiện những bất thường ở trẻ như mụn mủ da, khó nhìn rõ để chăm sóc bé được tốt và nhiều khi phòng tối lại kèm quá kín gây không khí tù đọng, hôi hám nên nguy cơ nhiễm trùng sẽ rất cao.

Cho trẻ tiếp xúc và chơi đùa với vật nuôi

Rất nhiều gia đình thường nuôi thú nuôi trong nhà và cho chúng làm bạn với các em nhỏ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, điều đó vô tình gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé. Bởi hệ hộ hấp, miễn dịch của trẻ nhỏ còn khá non yếu, khi cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với vật nuôi, sẽ không thể tránh khỏi việc lây bệnh do tiếp xúc với lông, da vật nuôi.

Không cho trẻ chơi, tiếp xúc với vật nuôi. Ảnh minh họa.

Hơn nữa, theo BS. Trần Đắc Nguyên Anh (Phó khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM) chia sẻ trên báo Giáo dục, khi để trẻ “chơi” với các loài vật nuôi quen thuộc như chó, gấu, khỉ…, chẳng may bé “chọc giận” tới bản tính hung hăng, chúng rất dễ làm hại tới trẻ.

MẠC NHIÊN

Xem thêm video Hành hạ trẻ HIV ở trung tâm bảo trợ trẻ em Linh Xuân quận Thủ Đức HCM

Tin nổi bật