Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thương tâm những vụ trẻ nhỏ bị thú nuôi tấn công

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Thời gian gần đây, nhiều vụ trẻ em bị tấn công khi chơi đùa, tiếp xúc với các thú nuôi đã xảy ra khiến nhiều trẻ bị những thương tật nguy hiểm.

(ĐSPL) – Thời gian gần đây, nhiều vụ trẻ em bị tấn công khi chơi đùa, tiếp xúc với các thú nuôi đã xảy ra khiến nhiều trẻ bị những thương tật nguy hiểm.

Bé 8 tuổi bị tấn công khi cho khỉ ăn

Theo thông tin trên báo Giáo dục TP HCM, mới đây, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM tiếp nhận bệnh nhi T.T.L (8 tuổi, ngụ huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) bị chấn thương nặng vì cho khỉ ăn thì bị cắn.

Thầy Minh Đức (sư thầy của chú tiểu T.L) cho biết, bình thường L. vẫn cho khỉ ăn, đây là con khỉ mới nhận nuôi được mấy tháng. Tuy nhiên, hôm đó khi cho ăn L. lại dùng cây để trêu chọc, đánh con khỉ. Theo phản xạ khi bị tấn công con khỉ tấn công lại, nó ôm vào đùi L. và cắn xé dẫn đến bé bị chấn thương nặng. Ngay sau đó, L. được đưa đến trạm y tế xã để sơ cứu, rồi được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM.

Theo bác sĩ Lê Phước Tân (Phó khoa Phỏng, Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM), vụ tai nạn không chỉ gây ra vết rách da lớn ở đoạn nối giữa cẳng chân với đùi, mà phần dây thần kinh và mạch máu ở chân của em cũng bị cắn đứt khiến mất máu nhiều. Các bác sĩ lập tức làm sạch vết thương, cắt lọc những mảng da rách đồng thời khâu nối mạch máu và dây thần kinh. Sau khi xuất viện bệnh nhân phải tập vật lý trị liệu để có thể đi lại nhưng cái chân bị tổn thương sẽ yếu hơn so với chân còn lại.

Bé gái 3 tuổi bị gấu cắn đứt tay


Chuồng nuôi nhốt gấu bên trong ngôi biệt thự.  Ảnh: Một thế giới. 

Vụ việc đáng buồn này xảy ra vào chiều ngày 11/1 khi cháu Đ.T.D (3 tuổi) đang chơi cùng bà ngoại quanh khu vực lồng sắt nuôi nhốt con gấu trong một khu biệt thự.

Theo phản ánh của báo Vnexpress, trong lúc chơi đùa, cháu D. đưa tay vào bên trong lồng sắt thì bị con gấu nặng hơn 100kg cắn vào cánh tay và cố kéo vào bên trong lồng. Khi phát hiện, bà ngoại cháu D. hoảng hốt lôi ngược bé ra, đồng thời hô hoán cầu cứu những người dân xung quanh.

Lúc đó, đầu cháu D. bị kẹt vào trong các song sắt, cánh tay đã gần đứt lìa chỉ còn dính da nên ông Sáu, một người hàng xóm đã chạy đến ôm ngang bụng cháu D. và kéo mạnh ra.

Cháu D. được cứu thoát nhưng cánh tay cháu vẫn bị con gấu cắn. Nhiều người đã dùng điện chích vào con gấu và lấy cánh tay của cháu D. ra đưa vào bệnh viện cùng cháu D. tuy nhiên do cánh tay bị cắn nát nên không thể nối lại. Mất một thời gian sức khỏe cháu mới dần hồi phục.

Bé gái 8 tuổi bị chó nuôi cào mặt, cắn đứt tai

Theo thông tin trên báo điện tử Kiến thức, hồi tháng 11/2014, khoa Răng Hàm Mặt (RHM) bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM đã tiếp nhận 1 bé gái 8 tuổi, ngụ ở Tây Ninh chuyển đến trong tình trạng mặt bị nhiều vết thương do chó cắn.

Nạn nhân được mọi người nhanh chóng đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hóc Môn, sau đó chuyển lên tuyến trên cấp cứu. Các bác sĩ nhận thấy toàn bộ vùng mặt bên trái của bé có nhiều vết rách lớn nhỏ, có chỗ lòi cơ nham nhở. Đặc biệt, vành tai trái gần như đứt lìa, vết thương đang chảy nhiều máu khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái hoảng hốt và liên tục kêu đau.

Người nhà bệnh nhân cho biết: Trước đó, lúc con chó đang ăn và bé đến gần bên, theo bản năng tự nhiên chó đã phản ứng lại bằng động tác lao vào cắn bé. Bệnh nhi nhanh chóng được trấn an, sát trùng và gây tê tại chỗ, cắt lọc vết thương, khâu tạo hình vành tai trái và vùng hàm mặt. Sau khoảng 1 tiếng 30 phút nỗ lực, các bác sỹ đã trả lại khuôn mặt bình thường cho bé, tuy nhiên cháu vẫn chưa hết hoản loạn.

Lời khuyên từ các bác sĩ

Trước nhiều trường hợp thương tâm đã xảy ra do vật nuôi cắn, các bác sĩ cảnh báo, các gia đình có trẻ nhỏ không nên nuôi những loại thú hoang dã, vì bản chất của chúng rất hung dữ, có thể gây nguy hiểm cho trẻ bất cứ lúc nào.

Với các thú nuôi khác, để phòng tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ từ những con vật nuôi trong nhà, các bác sĩ cũng khuyến cáo:

- Không để trẻ tiếp xúc, gần gũi với các con vật nuôi. Đặc biệt, cần dạy cho trẻ biết nhiều loài động vật nguy hiểm ngay từ khi còn nhỏ để các bé biết “sợ” mỗi khi gần chúng.

- Tuyệt đối không được để trẻ mon men lại gần khi vật nuôi đang ăn. Chúng rất dễ có những phản ứng để giữ miếng ăn cho mình.

- Không nên dùng những con vật trong nhà để dỗ dành trẻ khi trẻ quấy khóc. Không để trẻ dùng gậy, cây để xua đuổi, đánh những loài vật nuôi.

- Khi bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn,  nhanh chóng rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng hay nước muối hòa đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn. Sau đó, nạn nhân phải đến ngay cơ sở y tế để tiêm vaccine. 

- Khi nghi súc vật cắn bị dại, cần lưu ý phải tiêm vaccine phòng dại càng sớm càng tốt. Luôn tuân thủ đúng lịch hẹn tiêm vaccine để đạt hiệu quả tốt nhất.

MẠC NHIÊN (Tổng hợp)
Xem thêm Video: Cận cảnh xác chó hình đầu voi ngâm 17 năm không phân huỷ


Tin nổi bật