Đau dạ dày, tiêu chảy, teo cơ, tim mạch… là các biến chứng có thể xảy ra sau một thời gian người bệnh sử dụng một số loại thuốc trị đau nhức xương khớp không rõ nguồn gốc, không theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị không đúng cách là nguyên nhân khiến bệnh khớp thêm trầm trọng
Cô Phạm Thị Côi (66 tuổi, Nam Trực, Nam định) là một bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp có thâm niên 9 năm trời gắn bó với bệnh. Nói về trường hợp của mình, cô cho biết: “Thời gian đầu bị đau nhức, tôi sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sỹ và thấy bệnh thuyên giảm nên tôi đã tự ý tái sử dụng đơn thuốc liên tục.
Một năm sau, mặt và bụng của tôi bị phù lên, chân tay teo lại, đầu gối bên phải bị sưng to và đau đớn vô cùng. Dần dần tôi bị liệt một bên chân phải, sức khỏe giảm sút. Lúc này, tôi mới đi khám thì được bác sĩ cho biết, vì dùng quá nhiều loại thuốc giảm đau có chứa corticoid nên mới gây ra hậu quả nghiêm trọng như vậy”.
Theo các chuyên gia y tế, nhiều bệnh nhân nghĩ thuốc bác sĩ kê đơn là an toàn nên dùng trường kỳ, dùng thoải mái. Trong khi có nhiều loại thuốc kê đơn chỉ được dùng thời gian ngắn để đảm bảo hiệu quả điều trị và không được phép dùng liên tục, kéo dài vì sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Chưa kể, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chữa khớp giúp hết đau nhanh nhưng lại gây bệnh tim mạch, béo phì, dị ứng, viêm loét dạ dày, suy tuyến thượng thận… do có chứa corticoid hoặc kháng viêm không steroid….
Ví như trường hợp của bà Trần Thị Thoa (70 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) do khớp thường xuyên đau đớn, bà đã mua các viên thuốc có màu xanh và đỏ mà bạn bè bảo rằng giảm đau rất tốt. Và quả thực, chỉ sau 2 ngày uống, triệu chứng đau nhức đã giảm hẳn nhưng 1 năm sau thì bà phải nhập viện do đồng loạt xuất hiện đau bụng, đau lưng, đau chân; nôn và ỉa chảy nhiều gây mất nước nặng… Vào viện bác sĩ cho biết tuyến thượng thận đã bị suy nặng và thủ phạm chính là glucocorticoid có trong loại thuốc xanh đỏ bà mua.
Những lưu ý khi dùng thuốc chữa đau nhức xương khớp
Các bác sỹ chuyên khoa khuyến cáo, mặc dù, việc sử dụng tân dược để cắt các triệu chứng sưng, đau, nóng, đỏ là hoàn toàn cần thiết nhưng chỉ được dùng từ 3-15 ngày (tùy vào mức độ bệnh). Bởi vai trò của Tây y chỉ là cắt cơn (giảm đau, giảm viêm nhanh), nhưng lại chỉ mang tính tạm thời, khi hết dùng thuốc thì cơn đau có thể lại bị lại.
Do đó, không thể dùng thường xuyên, lâu dài để chữa các bệnh mạn tính. Nếu không, các thuốc này sẽ gây loãng xương, tổn thương niêm mạc dạ dày – thức tỉnh các ổ loét trở lại; tăng huyết áp, tăng nguy cơ nhiễm trùng …
Ngay cả những sản phẩm Đông y – mặc dù là các thảo dược được biết đến là hoàn toàn tự nhiên, không gây tác dụng phụ, với mức chi phí hợp lý lại có tác dụng chữa bệnh tận gốc, mang lại hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, do đa số dược liệu đầu vào lại được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc thu mua từ các vùng trồng tự phát, không đạt chuẩn… Do đó, người bệnh cần cẩn trọng khi lựa chọn sử dụng.
Lựa chọn các sản phẩm Đông Y có riêng vùng trồng dược liệu chuẩn hóa, sản phẩm đã được chứng minh nguồn gốc, chất lượng, hiệu quả sử dụng để điều trị bệnh khớp |
Để hiệu quả và an toàn, theo PGS.TS.BS Lê Lương Đống chỉ nên lựa chọn các sản phẩm Đông Y được sản xuất tại các đơn vị uy tín, có dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP – WHO; có riêng vùng trồng dược liệu chuẩn hóa; sản phẩm đã được chứng minh nguồn gốc, chất lượng, hiệu quả sử dụng (thông qua các thử nghiệm lâm sàng), điển hình nhất là sản phẩm với thành phần từ Cao Rắn Hổ Mang và 100% các vị thuốc Nam chuẩn hóa.
Tuấn Anh