Nhắc đến cây Dây Đau Xương, chúng ta có thể hiểu ngay được công dụng của nó, chắc hẳn, tác dụng của loài cây ấy phải thật hiệu nghiệm, người ta mới đặt cho nó một cái tên như vậy.
1. Sự tích tương truyền về cây thuốc Dây Đau Xương
Từ xa xưa, khi chưa có nhiều loại thuốc và nhiều phương pháp chữa bệnh hiện đại như bây giờ thì muôn loài cây cỏ xung quanh đã được con người khám phá, sử dụng để chữa bệnh. Tương truyền trong dân gian, một vị danh y nổi tiếng xứ Trung đã đi ròng rã năm này qua tháng khác, đi khắp mọi nơi để tìm kiếm cây thuốc, bài thuốc chữa bệnh. Một ngày, vị danh y đến ngôi làng nọ, ông thấy, nhà nào nhà nấy, ai ai cũng trồng một bụi cây dây leo, cây lên rất xanh tốt, um tùm. Linh tính và kinh nghiệm mách bảo, vị danh y đã quyết tâm tìm hiểu về tác dụng của loài cây này.
Người dân trong ngôi làng cho biết, hàng ngày, sau một ngày lao động nặng nhọc, người có mỏi mệt rã rời, xương cốt ê ẩm, đau nhức đến đâu đi chăng nữa, thì chỉ cần tối đến, lấy lá và thân leo của loại cây này giã nhỏ, đắp lên là sáng ra thân thể lại khoan khoái, khỏe mạnh như thường. Dân trong làng, ai cũng biết đến tác dụng của loại cây ấy nhưng chẳng ai biết đến tên của nó là gì, và cũng không ai rõ, bài thuốc đắp giảm đau nhức xương ấy có từ đâu.
Tìm được cây thuốc quý, vị danh y vui mừng lắm, ông đặt tên nó là “Khoan Cân Đằng” (được hiểu là giúp xương cốt được thoải mái, khỏe mạnh), cũng từ đây, vị danh y đã mang cây thuốc đi khắp mọi nơi, lưu truyền khắp dân gian để muôn dân biết đến.
Tại Việt Nam, Khoan Cân Đằng được gọi với một cái tên khác gần gũi hơn với dân ta, đó chính là cây Dây Đau Xương, chỉ nghe nhắc đến tên, chúng ta đã biết được tác dụng của nó. Cây mọc hoang nhiều ở vùng núi Tây Bắc, biết đến loại cây này, nhiều người đã lấy giống, mang về trồng ngay vườn nhà để dùng giảm đau nhức xương khớp. Đến nay, khi nền Y Dược phát triển, kết hợp giữa y học cổ truyền và hiện đại, Dây Đau Xương đã được khai thác và sử dụng nhiều, bào chế các sản phẩm, thuốc trị bệnh xương khớp rất hiệu quả!
2. Bằng chứng chứng minh tác dụng “cực tốt” của vị thuốc Dây Đau Xương
2.1. Dây Đau Xương có tác dụng gì?
Theo lý luận của Y học cổ truyền, công dụng mạnh nhất của cây thuốc nam Dây Đau Xương chính là khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt lạc, dùng để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương khớp, còn được dùng làm thuốc bổ, hoạt huyết, lợi gân cốt.
Dưới góc nhìn của Y học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đây là vị thuốc có tác dụng chữa đau nhức xương khớp cực tốt.
Thành phần hóa học chủ yếu của Dây Đâu Xương là Alkaloid – một Acid Amin có nguồn gốc tự nhiên do thực vật tạo ra, có tác dụng giảm đau, gây tê, chống viêm. Chất này có tác dụng dược lý đặc thù. Đặc biệt là đối với hệ thần kinh để chống viêm và giảm đau do thoái hóa.
Ngoài ra, nghiên cứu đã tìm thấy trong cành Dây Đau Xương có chứa chất Dinorditerpen Glucosid là Tinosinensid A, B có tác dụng giảm viêm mạnh, bởi vậy, tình trạng khớp bị sưng, nóng, đỏ, đau nhanh chóng được đẩy lùi. Không chỉ vậy, chất này còn ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của Histamin và Acetylcholin, ức chế hệ thần kinh Trung ương, giúp giảm đau, hiệp đồng với thuốc an thần, lợi tiểu.
2.2. Áp dụng 02 bài thuốc từ Dây Đau Xương trị bệnh khớp đơn giản, dễ thực hiện
– Bài thuốc 1: Lá cây Dây Đau Xương giã nhỏ, trộn với rượu, đắp lên chỗ sưng đau.
Thực hiện ngày 1-2 lần, mỗi lần đắp khoảng 30 phút, người viêm khớp, thoái hóa khớp hay sưng đau do vận động sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau 2-3 ngày áp dụng.
– Bài thuốc 2: Thân cây Dây đau xương, thái nhỏ, sao vàng, sau đó ngâm rượu với tỷ lệ 1:5.
Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ.
Với những người không uống được rượu, có thể sắc với nước uống. Thời gian điều trị kéo dài khoảng nửa tháng.
3. Lựa chọn bài thuốc, viên uống chứa Dây Đau Xương nào là tốt?
Hiện nay, các bài thuốc cổ phương đã được kế thừa và phát huy nhờ phát triển của khoa học, kỹ thuật. Với kỹ thuật bào chế mới, bài thuốc chữa đau nhức xương khớp từ dây đau xương đã được sản xuất dưới dạng viên uống tiện dùng. Vậy giữa muôn vàn loại dược phẩm, thì lựa chọn nào là tốt, là đúng đắn cho người bệnh? Hãy lưu ý 3 điều sau:
– Lựa chọn nhà sản xuất uy tín.
– Sản phẩm được bào chế dưới dây chuyền hiện đại, đặc biệt với sản phẩm Đông dược cần sản xuất trong nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO (tiêu chuẩn “Thực hành sản xuất thuốc tốt” của Tổ chức Y tế Thế Giới)
– Nguồn dược liệu, cây Dây Đau Xương được trồng chuẩn hóa, đảm bảo dược chất đạt yêu cầu hàm lượng, tránh nguồn dược liệu không rõ nguồn gốc hoặc nhập từ Trung Quốc, có thể đã bị chiết mất một phần hoặc phần lớn dược chất, làm giảm, làm mất tác dụng chữa bệnh. Không những vậy, dược liệu không đảm bảo có thể bị ẩm, mốc, hoặc nhiễm chất độc hại, không những không còn tác dụng chữa bệnh mà rước thêm bệnh vào người.
Với những thông tin trên, hi vọng giúp bạn đọc hiểu thêm về tác dụng của cây thuốc Dây Đau Xương và có thể lựa chọn cách sử dụng dây đau xương chữa bệnh khớp hợp lý, hiệu quả.
DS. Hương Mây