Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhiều địa phương thiếu giáo viên trước thềm năm học mới

(DS&PL) -

Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa, năm học mới sẽ bắt đầu, tuy nhiên tình trạng thiếu giáo viên chương trình mới trầm trọng vẫn diễn ra tại một số địa phương.

Theo báo cáo của Bộ GDĐT, căn cứ quy định về định mức số giáo viên/lớp, số lượng giáo viên của các cấp học mầm non, phổ thông, ngành Giáo dục đang thừa 10.178 giáo viên ở các cấp Tiểu học, THCS, THPT; thiếu 94.714 giáo viên ở cấp Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT.

Nhiều địa phương thiếu giáo viên chương trình mới. Ảnh minh họa: Gia đình Việt Nam

Hiện nay, tỷ lệ giáo viên/ lớp bình quân chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định thực hiện Chương trình GDPT 2018. Tình trạng thiếu giáo viên Tiếng Anh, Tin học cấp tiểu học diễn ra ở nhiều địa phương; thiếu giáo viên môn Âm nhạc, Mỹ thuật đối với cấp học THPT khi áp dụng Chương trình GDPT 2018 từ năm học 2022-2023.

Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa, năm học mới sẽ bắt đầu, tuy nhiên tình trạng thiếu giáo viên chương trình mới trầm trọng vẫn diễn ra tại một số địa phương.

Lý giải về tình trạng thiếu giáo viên dạy môn học mới, Bộ GD&ĐT cho rằng, một số địa phương còn bị động về nguồn tuyển dụng; chưa có nhà công vụ cho giáo viên ở các địa bàn khó khăn; không có chính sách thu hút giáo viên đến công tác ở địa bàn khó khăn hơn.

Tình trạng thiếu giáo viên đang đặt ra thách thức rất lớn trong việc triển khai chương trình mới tại nhiều địa phương.

Năm học 2022-2023, Lai Châu có 344 trường công lập (trên 5.550 lớp), 17 trường mầm non, cơ sở giáo dục mầm non tư thục và 23 nhóm lớp nhà trẻ. Đặc biệt, trong năm học này địa phương sẽ thực hiện giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới dành cho hơn 24.000 học sinh, ở các nhóm lớp 1, 2 và 6 nên nhu cầu về giáo viên, nhất là giáo viên bộ môn Tiếng Anh và Tin học tăng cao.

Theo ông Đinh Trung Tuấn- Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lai Châu, hiện địa phương đang thiếu hơn 1.300 giáo viên so với định mức quy định của Bộ GD&ĐT, trong đó thiếu gần 170 giáo viên Tiếng Anh và Tin học phục vụ cho chương trình giáo dục phổ thông mới.

Toàn huyện Phong Thổ (Lai Châu) có 48 trường, hơn 860 lớp và gần 23.000 học sinh; riêng bậc giáo dục Tiểu học có 17 trường, hơn 10.000 học sinh và có 82 lớp 3. Để đảm bảo chất lượng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 3, địa phương cần ít nhất 17 giáo viên Tiếng Anh và 17 giáo viên Tin học, nhưng đến nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 theo nhu cầu tối thiểu.

"Để khắc phục tình trạng này, trước mắt ngành sẽ tham mưu cho UBND huyện tiến hành hợp đồng giáo viên đối với tất cả các bộ môn thiếu, trong đó ưu tiên đối với giáo viên Tiếng Anh và Tin học. Tuy nhiên, qua khảo sát thì giáo viên các bộ môn này cũng rất hạn chế, nên ngành sẽ chỉ đạo dạy học trực tuyến kết hợp với trực tiếp đối với môn Tiếng Anh và Tin học đối với cấp học Tiểu học và THCS", ông Khổng Văn Thiện- Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phong Thổ cho biết.

Trong khi đó, tại tỉnh Quảng Trị, hiện địa phương này có 115/149 cơ sở giáo dục tiểu học có triển khai dạy môn Tin học với 112 giáo viên. Tuy nhiên vẫn còn tới 44 trường chưa có giáo viên bộ môn này. Vì thế, để triển khai Chương trình GDPT 2018, từ năm nay và các năm tiếp theo ngành giáo dục Quảng Trị cần khoảng 103 giáo viên.

Tại buổi làm việc của Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu với UBND các huyện, thị xã, thành phố về công tác chuẩn bị năm học mới 2022-2023, các địa phương đã báo cáo tình hình chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ, cùng những thuận lợi, khó khăn trong năm học tới đây.

Khó khăn chung của các huyện, thị xã, thành phố là vấn đề thiếu giáo viên do không có nguồn tuyển: Thị xã Phú Mỹ, thiếu 148 người so với biên chế được giao và thiếu tới 338 biên chế nếu bố trí sĩ số lớp theo Thông tư 16 của Bộ GD&ĐT; huyện Châu Đức thiếu 117 giáo viên mầm non và tiểu học; TP.Vũng Tàu thiếu 308 giáo viên cho năm học 2022-2023; huyện Xuyên Mộc thiếu 128 người so với biên chế được giao…

Trước thực trạng đó, đại diện các địa phương đề xuất bổ sung biên chế kịp thời cho các trường mới thành lập, trường tăng lớp, tăng học sinh; cho phép hợp đồng giáo viên theo chuẩn cũ để bảo đảm nhân sự trong năm học mới; cho phép bổ nhiệm cán bộ quản lý không qua thi tuyển; đề nghị tỉnh có cơ chế đặc thù để thu hút giáo viên các bộ môn đang thiếu trầm trọng…

Tại buổi làm việc, đại diện Ban văn hóa-Xã hội đánh giá các địa phương đã có sự chuẩn bị tích cực, chủ động cho năm học mới 2022-2023. Đồng thời, ghi nhận những khó khăn, cùng đề xuất, kiến nghị của các địa phương.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật