Quyết định xả thải nước nhiễm phóng xạ ở Fukushima (Nhật) được chính phủ Nhật Bản đưa ra sau gần 1 thập kỷ kể từ ngày xảy ra thảm họa vũ khí hạt nhân ở tỉnh này.
Thông tin xả thải nước nhiễm phóng xạ được truyền thông địa phương đưa tin vào hôm 16/10. Thông báo chính thức về việc này dự kiến sẽ được phía chính phủ Nhật Bản đưa ra vào cuối tháng 10/2020.
Gần 1,2 triệu tấn nước nhiễm phóng xạ hiện đang được chứa trong các bể chứa khổng lồ ở nhà máy Fukushima Daiichi. Ảnh: Reuters |
Theo tời Asahi, mỗi đợt xả thải như vậy dự kiến sẽ mất khoảng 2 năm để chuẩn bị. Nước nhiễm phóng xạ cần được trải quả quá trình lọc để loại bỏ bớt chất gây ô nhiễm, sau đó pha loãng với muối biển, rồi mới xả ra biển.
Trước đó, vào tháng 4/2020, một nhóm thuộc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế đã tới Nhật Bản, xem xét vấn đề nước nhiễm phóng xạ ở Fukushima. Qua đánh giá, nhóm này cho biết, những giải pháp xử lý nước ô nhiễm được đưa ra bởi Ủy ban cố vấn Nhật Bản, bao gồm cho bốc hơi và thải ra biển đều khả thi về mặt kỹ thuật.
Tuy nhiên, động thái xả thải nước nhiễm phóng xạ ở Fukushima ra biển của Nhật Bản được cho là sẽ làm “mất lòng” các nước láng giềng như Hàn Quốc – nơi vốn đã tăng cường kiểm tra mức độ phóng xạ đối với thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản.
Không chỉ vậy, Hàn Quốc cũng vẫn áp lệnh cấm nhập khẩu hải sản từ tỉnh Fukushima của Nhật Bản kể từ sau thảm họa năm 2011. Bên cạnh đó, việc xả thải cũng được cảnh báo sẽ ảnh hưởng xấu tới ngành đánh bắt cá ở Fukushima.
Đầu tháng 10/2020, đại diện ngành công nghiệp đánh bắt cá của Nhật Bản đã kêu gọi chính phủ không xả nước bị ô nhiễm từ nhà máy Fukushima Daiichi ra biển.
Đinh Kim (Theo Reuters)