Sau 7 năm, Nhật Bản ghi nhận trường hợp nhân viên đầu tiên tử vong do nhiễm phóng xạ từ thảm họa hạt nhân ở Fukushima.
Thiết bị đo độ phóng xạ trong đất - Ảnh: Reuters |
Trận động đất 9 độ richter xảy ra vào tháng 3/2011 đã gây ra sóng thần khiến 18.000 người và thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ Chernobyl 25 năm trước đó.
Ngày 3/9, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội cho biết sẽ đền bù xứng đáng cho gia đình của một nhân viên trong nhà máy Fukushima vừa qua đời ở độ tuổi 50 do ung thư phổi, một quan chức nói với Reuters.
Người công nhân đã dành trọn sự nghiệp của mình làm việc tại các nhà máy hạt nhân quanh Nhật Bản và nhà máy Fukushima Daiichi do Tokyo Electric Power điều hành là nơi ông lựa chọn cuối cùng để khắc phục hậu quả rò rỉ hạt nhân.
Ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vào tháng 2/2016, viên chức này cho biết.
Bộ này trước đó cũng đã kết luận việc tiếp xúc với bức xạ là nguyên nhân gây ung thư của 4 công nhân tại Fukushima. Đây là trường hợp tử vong đầu tiên.
Hơn 160.000 người bị buộc phải rời bỏ nhà ở sau thảm họa tại nhà máy.
Hàng trăm người thiệt mạng do sự hỗn loạn của cuộc di tản và hàng nghìn người sơ tán đã trải qua các bệnh tâm thần nhưng chính phủ khẳng định bức xạ không phải là nguyên nhân.
Tokyo Electric đang đối mặt với một loạt các vụ kiện pháp lý yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Thu Phương (Theo Reuters)