Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, nguyệt thực toàn phần ngày 8/11 sẽ là lần xuất hiện cuối cùng của hiện tượng thiên văn kỳ thú này trong năm 2022. Nguyệt thực một phần sẽ bắt đầu lúc 16h09 ngày 8/11 (giờ Hà Nội), sau đó đến 17h17 sẽ xảy ra nguyệt thực toàn phần, kéo dài khoảng 85 phút.
Nguyệt thực một phần hôm 8/11 có thể quan sát từ Iceland, các khu vực thuộc Nam Mỹ, Nam Á, Trung Á, Nga. Trong khi đó, Bắc Mỹ và nhiều nơi thuộc Nam Mỹ, châu Á, Australia và New Zealand có thể chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần.
Xuyên suốt sự kiện, mọi người cũng có thể thấy hành tinh thứ 7 - sao Thiên Vương - nằm gần Mặt Trăng bị che tối. Tại một số khu vực ở châu Á, trong đó có Hong Kong (Trung Quốc), có lúc sao Thiên Vương sẽ ẩn sau Mặt Trăng trong thời gian diễn ra nguyệt thực toàn phần.
Nguyệt thực toàn phần xuất hiện vào năm 2018. Ảnh: Raju Soni
Lần nguyệt thực trước đó diễn ra vào ngày 16/5. Năm 2023 sẽ có 2 lần nguyệt thực vào tháng 5 và tháng 10, tuy nhiên đây là nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong ba năm tới.
Được biết, nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất di chuyển vào giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. Khi đó, Trái Đất sẽ đổ bóng lên Mặt Trăng. Bóng của Trái Đất có thể thể che toàn bộ (nguyệt thực toàn phần) hoặc một phần (nguyệt thực một phần) ánh sáng Mặt Trời và khiến Mặt Trăng tối đi.
Ở thời điểm cực đại, 82% Mặt Trời có thể bị mặt trăng che khuất. Trong thời gian diễn ra nguyệt thực, Mặt Trăng mang sắc đỏ nên hay được gọi là Mặt Trăng máu. Màu sắc đỏ là do ánh sáng mặt trời khúc xạ khi đi qua bầu khí quyển Trái Đất. NASA thông tin, bầu khí quyển Trái Đất càng có nhiều bụi, mây mù thì Mặt Trăng càng đỏ.
Nguyệt thực toàn phần sẽ kéo dài khoảng 15 phút nhưng toàn bộ quá trình từ khi bắt đầu đến khi kết thúc sẽ diễn ra trong khoảng 5 tiếng. Theo kinh nghiệm của những người quan sát thiên văn, cần chọn khu vực rộng rãi, thoáng đãng, bầu trời trong, không mây, không mưa, không bị nhà cao tầng cản trở và tránh ánh sáng đèn để có thể theo dõi hiện tượng nguyệt thực toàn phần trọn vẹn nhất.
Đinh Kim (T/h)