Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người Việt chọn ăn gạo ngoại dù giá đắt hơn từ 2 – 5 lần

(DS&PL) -

Gạo ngoại dù đắt hơn nhiều loại gạo nội nhưng tại thị trường Hà Nội, gạo Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc... vẫn được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Gạo ngoại dù đắt hơn nhiều loại gạo nội nhưng tại thị trường Hà Nội, gạo Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc... vẫn được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Theo khảo sát của phóng viên báo Tin Tức, tại siêu thị Aeon (Hà Nội), gạo Nhật (gạo Sushi, gạo Koshihikari, gạo Furi Sakura) có giá 170.000 – 200.000 đồng/túi 5kg, gạo Thái (gạo Hommali, gạo Pathumthani Na siam) có giá từ 200.000 – 250.000 đồng/túi 5kg, gạo Hàn Quốc có giá 150.000 - 170.000 đồng/túi 5 kg. Giá các loại gạo ngoại thường đắt hơn gạo nội từ 2 - 3 lần, thậm chí đắt hơn gấp 5 lần so với giá gạo nội nhưng nhiều khách hàng rất chuộng. 

Thậm chí, trên thị trường còn có các loại gạo nhập có giá đắt gấp cả chục lần so với gạo nội như gạo thơm Mỹ 125.000 đồng/kg; gạo dẻo Thái có giá 80.000 đồng/kg, gạo thơm Đài Loan (Trung Quốc) có giá 110.000 đồng/kg, gạo nếp Thái nhập khẩu Muscha 100.000 đồng/kg... 

Gạo giống ngoại được bày bán ở nhiều siêu thị.

Trong khi đó, các loại gạo nội có giá bán rẻ hơn rất nhiều so với gạo ngoại. Cụ thể, gạo xi dẻo 10.000 đồng/kg, gạo lài sữa 13.000 đồng/kg, gạo Bắc Hương 15.000 đồng/kg, gạo tám Điện Biên 19.000 đồng/kg… Vì sao, gạo ngoại đắt như vậy mà vẫn ngày càng hút khách?

Khi được hỏi lý do chọn mua gạo ngoại, chị Lan Anh (Thanh Xuân – Hà Nội) cho biết: “Gạo Nhật nấu cơm ăn rất ngon, hạt gạo rất chắc, hạt nào ra hạt đó, nấu lên dẻo và rất thơm. Khi mình nấu ăn không hết, qua đêm cơm vẫn rất ngon”. Tương tự, khi được hỏi tại sao lại bỏ số tiền gần gấp đôi để mua một túi gạo Nhật mà không mua gạo Việt để tiết kiệm hơn, chị Hương Giang (chung cư 25 Lạc Trung – Hà  Nội) nêu quan điểm: “Mặc dù giá cao hơn nhưng gạo Nhật rất thơm ngon, dẻo cơm và có uy tín về chất lượng an toàn thực phẩm”.

Giới kinh doanh cho biết, gạo ngoại bày bán có bao bì được đóng gói, in ấn đẹp mắt, có thương hiệu uy tín, nhiều loại gạo được hút chân không để loại bỏ không khí ra ngoài và bảo quản được gạo ở thời gian lâu hơn. Gạo ngoại chủ yếu được nhiều gia đình khá giả, sính hàng ngoại chọn mua nhiều.

Đại diện các siêu thị cũng thừa nhận, các loại gạo ngoại bán trên thị trường đa phần không phải là hàng nhập khẩu mà đều là giống ngoại nhưng được trồng tại Việt Nam. Tuy nhiên, do bao bì gạo ngoại toàn chữ nước ngoài và nhãn phụ tiếng Việt nên nhiều người tiêu dùng dễ nhầm tưởng đó là gạo nhập ngoại.

Gạo ngoài ngày càng cạnh tranh mạnh với gạo nội.

Theo các chuyên gia trong ngành nông nghiệp, bản thân gạo Việt cũng có nhiều giống tốt chất lượng cao nhưng qua thời gian dài sản xuất lúa gạo chỉ quan tâm đến tăng năng suất, tăng sản lượng trong khi đó các giống lúa thơm chất lượng cao lại đang bị thoái hóa. Do đó, để cạnh tranh với gạo ngoại, ngành lúa gạo nước ta phải bắt đầu bằng việc thay đổi tư duy từ việc đầu tư cho nghiên cứu và sản xuất các giống lúa có chất lượng cao.

GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp cho hay: Để bán được giá cao như gạo ngoại, bên cạnh việc đầu tư chọn giống tốt, ngành nông nghiệp phải chú trọng xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam thì mới có thể cạnh tranh không chỉ trên thế giới mà phải cạnh tranh ngay tại sân nhà. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sự khác nhau về mặt giá trị dinh dưỡng giữa gạo Việt Nam, gạo Nhật, gạo Hàn, hay gạo Campuchia... là rất nhỏ, không ảnh hưởng gì đến tình trạng dinh dưỡng ở người sử dụng. Vì vậy, dinh dưỡng không phải là lý do khiến người tiêu dùng bỏ một khoản tiền cao gấp nhiều lần để mua gạo ngoại, trong khi giá trị dinh dưỡng cũng tương đương gạo Việt Nam. Lý do chính là với giống chất lượng cao và đầu tư bài bản để xây dựng thương hiệu, gạo ngoại đã đáp ứng được nhu cầu ẩm thực ngày càng phong phú và đa dạng của người tiêu dùng.

Tin nổi bật