Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người thân đột nhiên mất tích, khi nào nên trình báo công an?

  • Thục Hiền
(DS&PL) -

Liên tục trong những ngày qua, những thông báo tìm người thân được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như mạng xã hội. Vậy việc người thân, người nhà mất tích bao lâu mới được báo Công an là thắc mắc của nhiều người.

Gần đây, Công an Hà Nội liên tục phát đi thông báo tìm người. Trong số đó có trường hợp cô gái 21 tuổi ở Từ Liêm, Hà Nội bị mất liên lạc với gia đình. Khi tìm thấy cô cũng là cơ quan công an điều tra vụ 1 vụ án mạng thương tâm.

Cô gái tên LT.T.L. (SN 2003, ở thôn Thành Thắng, xã Luận Thành, Thường Xuân, Thanh Hóa; trú tại phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị sát hại rồi giấu xác vào tủ bếp và cướp tài sản.

Chia sẻ trên báo VietNamNet, luật sư Hà Thị Khuyên, Trưởng Văn phòng luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành không có quy định về thời gian một người mất tích bao lâu thì mới được trình báo với cơ quan công an.

Một người mất tích bao lâu thì nên trình báo công an. Ảnh minh hoạ

Phải tùy vào từng trường hợp, từng vụ việc cụ thể để trình báo với cơ quan công an. Ví dụ: Dấu hiệu của một người mất tích do nghị bị giết hại, nghi bị bắt cóc sẽ khác với dấu hiệu của người bị mất tích do trải qua thiên tai, dịch bệnh…

Vì thế, nếu người thân mất tích và nhận ra có dấu hiệu tội phạm thì có thể báo ngay cho công an. Cùng với việc trình báo, nếu có bằng chứng hoặc đồ vật, tài liệu liên quan thì nên nộp kèm theo sẽ thuận lợi hơn cho việc tìm kiếm, xử lý.

Cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, sau đó sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh tin báo.

Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiện Duyên – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội phân tích trên báo VOV, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì một người chỉ được coi là bị mất tích khi có quyết định của tòa án tuyên bố người đó mất tích. Tại Khoản 1 Điều 68 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Khi một người biệt tích 2 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích".

"Thời hạn 2 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng", luật sư Hùng cho biết.

Đối với những trường hợp đã có những cơ sở nhất định cho rằng một người đã bị mất tích, đặc biệt là khi họ có thể đang gặp nguy hiểm, bị đe dọa về tính mạng, sức khỏe hoặc bị xâm hại đến các quyền lợi hợp pháp khác thì cần nhanh chóng trình báo với cơ quan công an để có thể kịp thời truy tìm, bảo vệ được tính mạng, sức khỏe hoặc các quyền lợi hợp pháp khác cho họ.

Tuy nhiên, để tránh việc trình báo tùy tiện, thiếu chính xác thì trước tiên, mọi người cần bình tĩnh, chủ động áp dụng các biện pháp liên lạc, tìm kiếm nhất định và trong một khoảng thời gian hợp lý. Nếu việc không liên lạc được hoặc không xác định được một người đang ở đâu là có những dấu hiệu bất thường thì mới nên trình báo với cơ quan công an. 

Thục Hiền (T/h)

Tin nổi bật