Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người phụ nữ kêu oan khi bị chặt đầu trên đường phố Ả Rập Xê Út

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Một phụ nữ Myanmar đã bị chặt đầu ngay trên đường phố Ả Rập Xê Út sau khi bị kết tội giết hại con gái sáu tuổi của chồng dấy lên những sự chỉ trích gay gắt...

(ĐSPL) - Một phụ nữ Myanmar đã bị chặt đầu ngay trên đường phố Ả Rập Xê Út sau khi bị kết tội giết hại con gái sáu tuổi của chồng dấy lên những sự chỉ trích gay gắt về nhân quyền.
Laila Bint Abdul Muttalib Bassim, một phụ nữ Myanmar cư trú ở Ả Rập Xê Út đã bị hành quyết ngay tại Mecca, thánh địa của người Hồi Giáo. Người phụ nữ này bị buộc tội đã bạo lực tình dục và sát hại cô con gái riêng mới 6 tuổi của chồng.

Người phụ nữ bị hành quyết ngay trên đường phố.

Trong đoạn video được đăng tải trên mạng internet, người phụ nữ mặc một bộ quần áo đen nằm trên đường phố, bên cạnh là một tên đao phủ mặc bộ quần áo trắng và 4 cảnh sát. Cô cầu xin và kêu khóc về sự vô tội của mình.
'Haram. Haram. Haram. Haram. Tôi đã không giết nó ... Tôi không tha thứ cho các anh ... Đây là một sự bất công”, người phụ nữ  hét lên trong đoạn băng được đăng tải ngày 17/1.
"Tôi không làm", cô tiếp tục gào khóc cho đến giây phút cuối cùng. Án tử hình được thi hành ở nơi công cộng trong buổi hành quyết truyền thống của Ả Rập Xê Út.
Việc quay lại cảnh hành quyết và đưa lên Internet đã làm dấy lên sự phẫn nộ trong nước. Nhiều người sử dụng Twitter đã phản đối việc đăng tải đoạn băng hành quyết đang lưu hành trên Internet nhưng họ lại không phản đối việc chặt đầu.
Người phụ nữ Myanmar khi bị hành quyết cũng không được tiêm thuốc giảm đau. “Họ muốn cô ấy phải chịu đựng nỗi đau tột cùng", nhà hoạt động nhân quyền tại Ả Rập Xê Út Mohammed al-Saeedi chia sẻ trên tờ Middle East Eye.
Bộ Nội vụ nước này cho biết hình phạt là phù hợp với tính chất nghiêm trọng của vụ việc. Bassim là một trong mười người bị xử tử bằng cách chặt đầu trong năm nay. Năm 2014, số người bị chặt đầu tại Saudi Arabia đã tăng từ 78 người năm 2013 lên 87 người. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết, số liệu năm 2013, đây là nước có chỉ số hành quyết cao nhất sau Iran và Iraq
Chính quyền Ả Rập Xê Út xác định Bassim có "quốc tịch Myanmar", nhưng không nói rõ cô này có đến từ cộng đồng người Hồi giáo Rohingya của nước này hay không. Trong khi đó, đại sứ quán Myanmar không thể xác nhận Bassim có đúng là công dân nước họ vì chưa nhìn thấy hộ chiếu của cô.

Tin nổi bật