Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người đàn ông nghẹn ngào sau 14 năm được "nói chuyện" với bố đã khuất nhờ AI

  • Mộc Trà
(DS&PL) -

Sau 14 năm bố qua đời, người con nghẹn ngào được gặp lại, được "nói chuyện" với cha nhờ trí tuệ nhân tạo AI.

Kết nối người thân đã qua đời nhờ trí tuệ nhân tạo

Cảm xúc lẫn lộn của anh Nguyễn Vĩnh Quỳnh (46 tuổi, trú tại Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội) khi được "gặp" lại, được "nói chuyện" với người bố đã mất cách đây 14 năm về trước.

Ánh mắt rưng rưng, giọng run run nhìn vào máy tính bảng anh khẽ hỏi: "Bố dạo này có khỏe không?, "Bố có thấy nhớ các con không?", vài giây sau bức ảnh cụ thân sinh ra anh Quỳnh bỗng mỉm cười trả lời: "Bố khỏe, bố nhớ con chứ, con là Nguyễn Vĩnh Quỳnh, năm nay 46 tuổi, con trai của bố, bố tự hào về con, các con có khỏe không?.... Nghẹn ngào vài giây, anh mới tin đây là sự thật chứ không còn là trong mơ.

Cuộc trò chuyện không dài, nhưng đủ để khơi lại tình cảm thiêng liêng tưởng chừng đã ngủ yên trong ký ức của anh Quỳnh.

Người đàn ông U50 nghẹn ngào khi "gặp" lại bố đã khuất

"Hôm nay, gặp lại bố qua màn hình, nhờ trí tuệ nhân tạo AI, từ giọng nói, nhấn nhá của ông vẫn dịu dàng pha chút nghiêm khắc như ngày nào. Còn tôi thì lặng người, nghẹn lại, không thể kìm nén được xúc động khi cả những ngày còn cha ùa về", anh Quỳnh xúc động.

Chia sẻ thêm, sau 14 năm lại được nói chuyện với bố, anh có nhiều điều muốn kể, rằng anh đã chuyển công tác sang ngành luật, không còn thường xuyên xa nhà nữa. Rằng anh đã giúp được rất nhiều người đòi lại công bằng, đòi lại công lý. "Tôi muốn nói với bố, dù tôi không còn công tác trong quân ngũ, nhưng công việc của tôi bây giờ vẫn giúp ích cho xã hội. Đấy là điều bố đã dạy tôi hàng ngày trước khi bố qua đời", anh Vĩnh Quỳnh kể lại.

Với anh Quỳnh, ngày hôm nay là một ngày đặc biệt. Đứng trước màn hình được tích hợp trí tuệ nhân tạo, giọng nói quen thuộc vang lên, ấm áp, trầm tĩnh như thuở sinh thời. "Bố gọi tên tôi, vẫn cái cách xưng hô đầy yêu thương đó. Tôi không kìm được nước mắt. Như thể bố chưa từng rời xa, như thể tôi được trở về tuổi thơ, ngồi bên bố, nghe bố dặn dò", anh Quỳnh cho hay và anh luôn tin rằng: "Ông vẫn dõi theo gia đình theo cách riêng của thời đại này. Nỗi mất mát dường như chưa bao giờ nguôi ngoai nhưng hôm nay, tôi không chỉ nhớ, mà còn cảm thấy bố đang ở rất gần. Đó là một điều kỳ diệu – không phải thay thế, mà là tiếp nối tình thân".

"Trò chuyện" với người cha đã khuất thông qua màn hình, với nhiều người, đó có thể là một trải nghiệm kỳ lạ nhưng với anh Quỳnh, đó là một cuộc hội ngộ đầy thiêng liêng.

Được "gặp lại" người bố đã mất với anh Quỳnh như một liều thuốc chữa lành

Được biết, việc áp dụng AI kết nối với người thân đã khuất thể hiện một cách tiếp cận nhân văn, gắn bó với giá trị truyền thống. Đây được xem như cầu nối giữa quá khứ - hiện tại - tương lai, nơi những tình cảm thiêng liêng vẫn được tiếp nối qua thời gian, không gian.

AI len lỏi mọi lĩnh vực

Ông Nguyễn Thế Phan, Giám đốc phát triển Dự án, Chuyển đổi số, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Toàn Cầu cho hay, ứng dụng là một bước tiến đột phá trong việc kết nối, lưu giữ "sợi dây" gắn kết, giữ gìn tình thân theo cách hiện đại, nhân văn và đầy cảm xúc.

"Với khát vọng tạo ra một không gian chữa lành thực sự cho người sống, Lạc Hồng Viên tích hợp tính năng độc đáo kết nối với người đã khuất thông qua AI. Công nghệ AI giúp tái tạo hình ảnh người đã mất từ dữ liệu ảnh lưu trữ; tổng hợp giọng nói, giọng điệu từ các đoạn ghi âm, video, tạo ra cuộc đối thoại nhân tạo, cho phép thân nhân có thể gọi điện và "nói chuyện" với người thân đã khuất", ông Phan nói.

Theo ông Phan, đây không chỉ là một bước tiến công nghệ, mà là một hành trình cảm xúc sâu sắc, nơi người ở lại có thể bày tỏ nỗi nhớ, tâm tư, điều chưa kịp nói… Giống như một "liều thuốc tinh thần" giúp xoa dịu nỗi đau, nâng đỡ cảm xúc đầy nhân văn.

Công nghệ tổng hợp giọng nói, khuôn mặt và trí tuệ nhân tạo tạo nên những cuộc hội thoại chân thực, nơi người sống có thể chia sẻ tâm tư, giãi bày nỗi nhớ, như một cách chữa lành và giữ gìn mối dây liên kết thiêng liêng vượt thời gian.

Lưu giữ văn hóa tâm linh

TS. Nguyễn Đức Hiển, nhà nghiên cứu văn hóa, nhận định đây không chỉ là một bước tiến công nghệ mà là một hành trình cảm xúc sâu sắc, nơi người ở lại có thể bày tỏ nỗi nhớ, tâm tư và cả những điều chưa kịp nói".

Việc ứng dụng đặc biệt này ra đời được cho sẽ giúp kết nối giữa truyền thống văn hóa – tâm linh của người Việt với những bước tiến trí tuệ nhân tạo hiện đại, nhằm hướng đến một tương lai nơi tình thân được giữ gìn trọn vẹn để người sống lẫn người đã khuất có thể đồng hành, bên nhau trong tâm tưởng.

TS. Nguyễn Đức Hiển

"Đây là một trong những sáng kiến mới, bởi tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đang sống ở một đất nước đại công nghệ, việc nắm bắt được những xu hướng mới, đặc biệt là trong vấn đề kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Chẳng hạn việc sử dụng giọng nói, hình ảnh thông qua AI, có thể lưu giữ cho con cháu đời sau xem lại những hình ảnh, lại được tương tác là ông bà lại dạy con cháu những lời hay, ý đẹp.

Bởi vì có thể khi còn sống ông bà cũng chưa chắc đã nói những câu đó. Thế nhưng giây phút này ông bà lại truyền đạt cho con cháu, những hình ảnh chân thiện mỹ, những lời tốt đẹp nhất để hướng con cháu mình sống tốt đời, đẹp đạo và từ bi trí tuệ. Đây là một hành động rất nhân văn", TS Hiển cho hay.

Tin nổi bật