Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

DeepSeek khiến nhiều nước "cấm cửa", lo ngại xu hướng nhân tài AI về Trung Quốc

  • Việt Hương (T/h)
(DS&PL) -

Sự xuất hiện của DeepSeek khiến cuộc đua AI giữa Trung Quốc và Mỹ trở nên gay cấn, khó đoán hơn rất nhiều.

Một mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) của Trung Quốc đang khiến giới công nghệ toàn cầu phải kinh ngạc về sự thông minh, tính hiệu quả dù mức chi phí vận hành và đầu tư ban đầu thấp hơn rất nhiều so với các công cụ AI khác hiện nay.

Mô hình AI mới này được phát triển bởi DeepSeek, một công ty khởi nghiệp mới được thành lập cách đây một năm. Dù tuổi đời ngắn, sức mạnh của DeepSeek đã có thể sánh ngang hoặc thậm chí vượt trội so với những mô hình AI nổi tiếng như ChatGPT của OpenAI, Gemini của Google, CoPilot của Microsoft hay Llama của Meta…

Công ty trí tuệ nhân tạo DeepSeek được thành lập vào năm 2023 tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc. Người sáng lập công ty này là Lương Văn Phong, sinh năm 1985, tốt nghiệp cử nhân và thạc sĩ ngành kỹ thuật điện tử và thông tin tại Đại học Chiết Giang.

Lương Văn Phong được ví như "Sam Altman của Trung Quốc" vì tạo ra một công cụ AI mạnh mẽ được cả thế giới đánh giá cao. (Ảnh: Lare)

Xu hướng cấm DeepSeek

Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Bộ Công nghiệp Hàn Quốc vừa mới đồng loạt chặn quyền truy cập của nhân viên vào ứng dụng trí tuệ nhân tạo DeepSeek của công ty khởi nghiệp cùng tên đến từ Trung Quốc, do lo ngại về vấn đề an ninh, bảo mật. Theo chính phủ Hàn Quốc, các bộ ngành nước này nên thận trọng với các dịch vụ AI tạo ra, gồm cả DeepSeek và Chat GPT.

Một số chính phủ khác ở châu Âu, Mỹ và Ấn Độ cũng đang xem xét tác động của việc sử dụng DeepSeek.

Trước Hàn Quốc, Australia và Đài Loan (Trung Quốc) cũng nhận định DeepSeek tạo ra các mối đe dọa về an ninh. Đầu tuần này, Australia đã cấm DeepSeek khỏi mọi thiết bị của chính phủ vì lo ngại những rủi ro về an ninh. Cơ quan bảo vệ dữ liệu của Italy đã chặn Chatbot của ứng dụng DeepSeek sau khi Cơ quan chủ quản của ứng dụng này không giải quyết được những lo ngại của cơ quan quản lý về chính sách bảo mật.

Bộ Tài chính Ấn Độ đã yêu cầu nhân viên tránh sử dụng các công cụ AI bao gồm ChatGPT và DeepSeek cho mục đích chính thức, với lý do có nguy cơ ảnh hưởng đến tính bảo mật của các tài liệu và dữ liệu của chính phủ. Mỹ và các nước châu Âu vẫn đang xem xét những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng DeepSeek. Trong đó Ireland và Pháp cũng đang chất vấn DeepSeek về chính sách bảo mật.

Bộ Thương mại Mỹ cũng đã mở cuộc điều tra xem liệu DeepSeek có sử dụng loại chip của Mỹ bị cấm xuất khẩu cho Trung Quốc hay không?

DeepSeek được đánh giá có trí thông minh vượt trội so với ChatGPT dù có chi phí phát triển và vận hành thấp hơn. (Ảnh: SCMP)

DeepSeek và xu hướng nhân tài AI rời Mỹ về quê nhà Trung Quốc

Số liệu do Macro Polo (Mỹ) công bố tháng 4/2024 cho thấy, Trung Quốc đã sản sinh 47% tài năng AI hàng đầu trong năm 2022, cao hơn nhiều so với mức 18% của Mỹ. Con số này thậm chí cao hơn, khi nhiều nhân tài AI Mỹ cũng có nguồn gốc Trung Quốc.

Một báo cáo khác từ Macro Polo năm 2023 cho thấy gần một nửa số nhà nghiên cứu AI hàng đầu thế giới đã hoàn thành chương trình đại học ở Trung Quốc. Các trường đại học, phòng thí nghiệm do nhà nước hậu thuẫn, thậm chí các bộ phận nghiên cứu của công ty Mỹ như Microsoft Research Asia ở Bắc Kinh, cũng đang giúp đào tạo một lượng lớn chuyên gia AI cho nước này.

Theo tiến sĩ Daniel Palomar của Đại học Hong Kong, thế hệ kỹ sư phần mềm Trung Quốc trước đây ưu tiên công việc ở Thung lũng Silicon vì lương cao hơn cùng cơ hội tiếp xúc với các chuyên gia đầu ngành. Nhưng xu hướng này hiện thay đổi mạnh, do ngành AI trong nước mở rộng với hàng loạt tên tuổi hàng đầu như Alibaba, ByteDance và các công ty khởi nghiệp như StepFun, Minimax, 01.AI hay DeepSeek.

DeepSeek có cách thu hút nhân tài độc đáo. Theo 36Kr, công ty thậm chí trả lương cao hơn ByteDance. Không giống các doanh nghiệp khác ưu tiên "văn hóa 996" khắc nghiệt, DeepSeek cho phép nhân viên tự tìm nhiệm vụ và truy cập sức mạnh tính toán một cách tự do, nhờ đó giữ chân được những người giỏi nhất.

Trả lời phỏng vấn truyền thông Trung Quốc tháng 7/2024, Liang Wenfeng, người sáng lập High-Flyer và DeepSeek, cho biết việc đưa nghiên cứu thành nguồn mở giúp nhân viên có cảm giác tự hào và cởi mở hơn. Thực tế, hai tuần qua, các nhà nghiên cứu tại DeepSeek thu hút thêm hàng chục nghìn người theo dõi trên X khi thảo luận về mô hình V3 và R1.

Giáo sư Yu Zhou tại Cao đẳng Vassar đánh giá sức ép từ các lệnh cấm của Mỹ là nguyên nhân thúc đẩy người trẻ Trung Quốc quyết tâm xây dựng sản phẩm AI cho quê hương. "Khi không có nguồn lực, tất cả những gì bạn có thể làm là sức mạnh trí tuệ của mình", bà nói.

Tin nổi bật