Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người đã tiêm vaccine cúm có mắc cúm không?

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Vaccine cúm giúp cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại virus cúm, tuy nhiên, giống như nhiều loại vaccine khác, vaccine cúm không đảm bảo 100% ngăn ngừa được bệnh.

Lý giải lý do vì sao tiêm vaccine cúm vẫn mắc cúm?

Tương tự các loại vaccine phòng bệnh khác, vaccine cúm không đảm bảo 100% người tiêm sẽ không nhiễm cúm. Khi tiêm vaccine cúm, bạn sẽ tạo được khả năng miễn dịch trong vòng 2-3 tuần sau khi tiêm.

VOV dẫn lời bác sĩ Đỗ Văn Phúc, CDC Hà Nội cho biết: "Virus cúm mỗi năm thay đổi thành nhiều chủng khác nhau. Ví dụ như viêm gan B, bạn tiêm phòng xong vẫn có thể mắc bệnh. Bên cạnh đó, việc mắc bệnh hay không còn phụ thuộc vào miễn dịch của cơ thể. Những người tiêm phòng cúm hàng năm, nhất là độ tuổi trung niên, khi mắc cúm cảm nhận rõ nhất là bệnh sẽ nhẹ, giảm nguy cơ bội nhiễm sang viêm phổi", bác sĩ Phúc phân tích.

Khi tiêm vaccine cúm, bạn sẽ tạo được khả năng miễn dịch trong vòng 2-3 tuần sau khi tiêm. Ảnh: Dân Trí

Vì vậy, theo bác sĩ Phúc, việc tiêm phòng cúm hàng năm là cần thiết. Đặc biệt là ở trẻ em và người già có khả năng miễn dịch tương đối thấp. Ngoài việc giúp ngăn ngừa bệnh cúm, chúng cũng làm giảm mức độ nghiêm trọng và nguy cơ biến chứng của bệnh.

Bác sĩ Phúc cũng khuyến cáo người dân nên tiêm vaccine phòng cúm mỗi năm một lần. Tuy nhiên, để tăng cường miễn dịch, đặc biệt với những người có hệ miễn dịch không ổn định như lớn tuổi, trẻ em, người có bệnh nền... có thể tiêm chủng 6 tháng 1 lần.

"Cảm cúm có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm, đặc biệt với khí hậu miền Bắc, 4 mùa đều có thể có nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, người dân tiêm vaccine phòng cúm vào thời điểm nào trong năm cũng tốt", bác sĩ Phúc cho hay.

Theo BSCKI Nguyễn Thị Thủy, Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu Nghị, vaccine cúm tạo ra kháng thể để bảo vệ người tiêm trước cúm. Tương tự một số loại vaccine phòng bệnh truyền nhiễm khác, vaccine cúm không đảm bảo 100% người tiêm sẽ không nhiễm bệnh…Bởi có một số bệnh nhân vẫn mắc cúm khi lượng kháng thể chưa đủ, hoặc tiêm thời gian quá lâu, kháng thể thấp nên dễ mắc cúm trở lại. Tuy nhiên với những người đã tiêm vaccine cúm thì các triệu chứng và nguy cơ sẽ thấp hơn so với người không tiêm.

Những đối tượng cần phải tiêm vaccine cúm

Trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi cần tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu một tháng nếu chưa từng chủng ngừa cúm - Vaccine cần tiêm nhắc lại hàng năm.

BSCKI Nguyễn Thị Thủy, Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu Nghị thăm khám cho bệnh nhân mắc cúm  A. Ảnh: VOV.

Phụ nữ nên tiêm phòng cúm trước và trong thai kỳ, tốt nhất từ tháng thứ 3 trở đi để bảo vệ sức khỏe, truyền kháng thể thụ động cho con. Người trẻ không nên chủ quan trước cúm.

Theo bác sĩ Đỗ Văn Phúc, cúm là bệnh đường hô hấp nên lây lan rất nhanh, chỉ cần không đeo khẩu trang giao tiếp với người mang virus cũng mắc bệnh.

"Ví dụ, bạn khỏi cúm vài ngày sẽ xuất hiện ho, chảy mũi, có đờm đặc... Đây là biểu hiện của viêm nhiễm. Khi tiếng ho nặng, có đờm có thể bắt đầu chuyển sang viêm phổi", bác sĩ Phúc nói.

Theo các bác sĩ, đối tượng cần phải được ưu tiên tiêm vaccine cúm là phụ nữ có thai, người cao tuổi (trên 65 tuổi), người có bệnh mạn tính, nhân viên y tế và trẻ em dưới 5 tuổi.

Đối phó bệnh như thế nào?

Các chuyên gia cho biết, cúm mùa là bệnh rất thường gặp, dễ lây từ người sang người, bắt đầu từ các triệu chứng thông thường như sốt, ớn lạnh, đau họng, chảy nước mũi, nhức mỏi cơ.

Bệnh có nguy cơ gây biến chứng như viêm phổi, viêm cơ tim, suy hô hấp… đặc biệt ở người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch.

Nếu sốt cao liên tục, ho nhiều, khó thở là những triệu chứng báo động, cần nhập viện ngay. Khi điều trị trễ, bệnh nhân sẽ diễn tiến suy hô hấp, ngưng thở, biến chứng tổn thương các cơ quan khác và nguy hiểm tính mạng.

Dân Trí dẫn lời bác sĩ chuyên khoa 2 Võ Xuân Huy, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM khuyến cáo, người dân không nên quá lo lắng về biến chứng xấu khi tiêm ngừa, vì tỷ lệ biến chứng rất thấp. Thứ hai, bệnh nhân sẽ được bác sĩ sàng lọc, tầm soát kỹ lưỡng trước tiêm. Thứ ba, việc tiêm ngừa có lợi ích phòng bệnh rất lớn so với hậu quả xảy ra nếu không tiêm.

Ngoài cúm, bác sĩ Huy cũng khuyến cáo người dân nên chích thêm vaccine ngừa phế cầu, sẽ giúp hạn chế biến chứng bất lợi liên quan đến phổi.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, vaccine cúm có nhiều loại, tùy theo từng loại vaccine mà có thể chỉ định tiêm cho người từ 6 tháng tuổi trở lên hoặc chỉ dùng cho người lớn.

"Vaccine cúm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm nguy cơ diễn biến nặng khi mắc cúm, do vậy tất cả những đối tượng trong chỉ định đều có thể hưởng lợi nhờ chủng ngừa vaccine cúm.

Tuy nhiên những người lớn tuổi, người có các bệnh nền như tiểu đường, tim mạch, hô hấp, béo phì, người suy giảm miễn dịch hoặc ghép tạng, trẻ nhỏ... là đối tượng có nguy cơ diễn biến nặng cao hơn khi không may mắc cúm, nên họ sẽ là nhóm nên ưu tiên thực hiện chủng ngừa hơn", bác sĩ Cấp thông tin.

Bác sĩ Cấp thông tin thêm, người mắc cúm mùa đa số diễn biến nhẹ và tự khỏi, tuy nhiên vẫn gây ảnh hưởng sức khỏe và mất sức lao động trong thời gian mắc.

Bác sĩ nhấn mạnh, dù đa số diễn biến nhẹ nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ diễn biến nặng, và có thể tử vong kể cả ở người trẻ, khỏe mạnh.

"Việc tiêm vaccine cúm làm giảm nguy cơ mắc cúm gây ảnh hưởng sức khỏe và lao động, giảm nguy cơ diễn biến nặng do cúm. Việc nữ diễn viên tử vong do cúm là xác suất không may với riêng cô ấy, không phải là yếu tố bất thường khiến mọi người phải hoảng loạn.

Mọi người có thể chủ động sắp xếp lịch tiêm ngừa phù hợp", bác sĩ Cấp khuyến cáo.

Tin nổi bật