Suy thận mạn là gì?
Suy thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận không hồi phục theo thời gian điển hình bằng mức lọc cầu thận giảm thường xuyên. Tình trạng này liên quan tới việc giảm số lượng và hoạt động của đơn vị chức năng thận (nephron). Khi các nephron bị xơ hóa sẽ không thể hồi phục và thực hiện chức năng vốn có. Các nephron còn lại phải tăng cường hoạt động để đáp ứng nhịp sinh lý của cơ thể. Vì lý do này mà tình trạng xơ hóa thận ngày càng nặng nề và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Dựa vào độ giảm mức lọc cầu thận, suy thận mạn chia thành 5 giai đoạn:
Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của suy thận mạn rất nghèo nàn như thiếu máu nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, đau tức hố thắt lưng,... Bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn 3 với biểu hiện ngày càng rõ rệt. Ở giai đoạn muộn, người bệnh phải đối mặt với hàng loạt các biến chứng như suy tim, tổn thương nặng đường tiêu hóa, hệ thần kinh, phù phổi, tràn dịch màng phổi, loạn dưỡng xương,...
Điều trị suy thận mạn
Để kiểm soát suy thận mạn cần phối hợp giữa việc dùng thuốc, chế độ ăn uống, sinh hoạt và điều trị thay thế khi cần thiết.
Mục tiêu điều trị cho người bệnh suy thận mạn
Đối với người bệnh suy thận mạn, dù ở bất kỳ giai đoạn nào thì mục tiêu điều trị lớn nhất là phải bảo tồn chức năng thận, cụ thể:
- Giải quyết các nguyên nhân gây suy thận mạn (nếu có thể).
- Điều trị và theo dõi các biến chứng của bệnh.
- Tích cực bảo vệ và làm chậm tiến triển suy thận.
- Chuẩn bị cho các phương pháp thay thế thận.
Điều trị bảo tồn cho người bệnh suy thận mạn
Ở giai đoạn đầu suy thận, người bệnh được chỉ định các biện pháp điều trị bảo tồn để duy trì chức năng thận, kiểm soát triệu chứng, biến chứng.
- Điều trị nguyên nhân gây suy thận: Kiểm soát huyết áp, đường huyết và điều trị bệnh thận là cần thiết để giảm tác động bất lợi từ các bệnh lý này lên thận. Ở giai đoạn muộn hơn, việc chẩn đoán bệnh căn nguyên sẽ trở nên khó khăn và điều trị kém hiệu quả. Vì thế cần cân nhắc giữa lợi ích và tác hại của thuốc điều trị căn nguyên ở nhóm người bệnh này.
Kiểm soát huyết áp và tiểu đường giúp điều trị suy thận mạn
- Điều trị bằng chế độ ăn: Giảm muối khi có phù và tăng huyết áp. Tuy nhiên, không ăn nhạt kéo dài, đặc biệt khi suy thận do bệnh thận đa nang. Bên cạnh đó, việc cân đối lượng nước uống, kali và protein nạp vào hàng ngày cần tùy theo mức độ tiến triển của bệnh.
- Điều trị triệu chứng và biến chứng suy thận:
- Điều trị tăng huyết áp và phù: Chế độ ăn giảm muối, dùng thuốc lợi tiểu.
- Điều trị thiếu máu: Bổ sung sắt, B9, B12; Truyền máu và tiêm Erythropoietin khi thiếu máu nặng.
- Điều trị nhiễm toan máu: Truyền NaHCO3 tĩnh mạch.
- Điều trị rối loạn nước - điện giải: Điều chỉnh lượng nước và thực phẩm nạp vào hàng ngày, chống nhiễm khuẩn. Điều trị tăng kali và ure máu.
- Điều trị loạn dưỡng xương: Bổ sung calci, hạn chế lượng phosphat nạp vào cơ thể và sử dụng các thuốc gắn phosphat.
Điều trị thay thế ở người bệnh suy thận mạn
Khi bệnh bước sang giai đoạn muộn với hội chứng ure huyết sẽ được chỉ định các biện pháp điều trị thay thế thận. Người bệnh đã được tư vấn tâm lý hoặc thực hiện tạo cầu nối thông động - tĩnh mạch trước đó. Hiện nay có 3 phương pháp điều trị thay thế là:
- Chạy thận nhân tạo.
- Thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng).
- Ghép thận.
Điều trị thay thế gồm chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc và ghép thận
Ích Thận Vương - Giải pháp từ thảo dược được nhiều người bệnh suy thận mạn tin dùng
Nhiều người mắc suy thận thường rơi vào trạng thái lo lắng, tuyệt vọng khi phải đối mặt với nguy cơ chạy thận tốn kém chi phí. Sự ra đời của các sản phẩm thảo dược đã giúp nhiều người vượt qua nỗi lo này.
Nổi bật trong số đó là sản phẩm thảo dược Ích Thận Vương được chuyên gia đánh giá cao và hàng triệu người bệnh suy thận mạn tin dùng. Khảo sát năm 2021 của Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho kết quả, có tới 92,9% số người bệnh hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương.
Thành phần chính trong Ích Thận Vương là thảo dược dành dành đã được ghi nhận trong nhiều tài liệu y học cổ truyền và nghiên cứu trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Xiaobo Li cùng cộng sự (năm 2017), dịch chiết của quả và thân cây dành dành có tác dụng ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô, trung mô thân, từ đó giảm xơ hóa thận tiến triển.
Ích Thận Vương là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược hỗ trợ điều trị suy thận
Bên cạnh đó, sự kết hợp của các thành phần khác trong sản phẩm đem tới tác dụng toàn diện trên bệnh lý suy thận, cụ thể:
- Cải thiện các triệu chứng suy thận: Râu mèo, mã đề, bạch phục linh có tác dụng lợi tiểu rất tốt, giúp cải thiện triệu chứng bí tiểu, tiểu khó, vô niệu. Linh chi đỏ giúp bổ khí huyết, giảm biểu hiện thiếu máu, mệt mỏi.
- Bảo vệ tế bào thận, hỗ trợ ngăn ngừa suy thận tiến triển: Trầm hương, hoàng kỳ và đan sâm có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ tế bào thận. Ngoài ra, các thảo dược này khi kết hợp với dành dành giúp ngăn ngừa xơ hóa và tăng sinh thận diễn ra.
- Hỗ trợ kiểm soát căn nguyên và biến chứng của suy thận: Dành dành, coenzym Q10, hoàng kỳ, đan sâm là những thảo dược nổi tiếng trong việc kiểm soát huyết áp và đường huyết.
Hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Ích Thận Vương đã đồng hành, hỗ trợ nhiều người bệnh vượt qua nỗi lo suy thận. Tiêu biểu là trường hợp của bà Nguyễn Thị Bật (70 tuổi, thôn Lâm Cao, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị). Từng mắc suy thận độ 3 kèm tăng huyết áp và đái tháo đường, bà Bật có nguy cơ cao phải chạy thận. Thời điểm đó, bà vô cùng lo lắng và tuyệt vọng vì sức khỏe giảm sút rõ rệt, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Sau khi biết về sản phẩm Ích Thận Vương bà đã kiên trì sử dụng. Tới nay đã 5 năm, chức năng thận của bà vẫn rất tốt và bà chưa phải chạy thận. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Mục tiêu quan trọng nhất trong điều trị suy thận mạn là cần phải tích cực bảo tồn chức năng thận và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị, ăn uống hợp lý và sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Mai Linh