Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nghiên cứu mới của Anh: Thuốc COVID-19 không làm giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong

(DS&PL) -

Nghiên cứu mới tại Anh chỉ ra thuốc kháng virus dùng để điều trị COVID-19 giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn nhưng không làm giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong của họ.

Vương quốc Anh là quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt thuốc kháng virus molnupiravir trong điều trị COVID-19 vào tháng 11/2021. Vào thời điểm đó, molnupiravir được kỳ vọng sẽ giúp giảm bớt nguy cơ nhập viện hoặc tử vong đối với những bệnh nhân dễ tổn thương đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. 

Tuy nhiên, ít lâu sau loại thuốc này được phê duyệt, các nghiên cứu sâu hơn, được thực hiện từ khi biến thể Delta của COVID-19 "thống trị" số ca bệnh toàn cầu, cho thấy tác dụng của molnupiravir không lớn như kỳ vọng ban đầu. 

Theo một nghiên cứu mới đây được xuất bản trên tạp chí Lancet, molnupiravir không làm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân dễ tổn thương bị mắc biến thể Omicron. 

Giáo sư Chris Butler, Đại học Oxford và là đồng điều tra viên chính của thử nghiệm, cho biết thuốc kháng virus vẫn có vai trò nhất định trong việc đối phó với COVID-19, như giúp những người lao động sớm hồi phục và quay lại làm việc. 

Thuốc kháng virus molnupiravir giúp hồi phục nhanh hơn nhưng không làm giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong. Ảnh: Reuters 

Thử nghiệm được thực hiện với sự tham dự của những người lớn tuổi tại Anh bị mắc COVID-19, người trên 50 tuổi hoặc những người trên 18 tuổi có tình trạng sức khỏe yếu, dễ bị tổn thương. Theo đó, trong thời gian từ ngày 8/12/2021 đến 27/4/2022, nhóm nghiên cứu đã làm việc với 25.700 tình nguyện viên đủ điều kiện, 94% trong số đó đã được tiêm 3 mũi vaccine ngừa COVID-19.

Một nửa số người tham gia được phân bổ ngẫu nhiên để nhận được sự chăm sóc y tế thông thường. Trong khi đó, một nửa số bệnh nhân còn lại được điều trị bằng thuốc kháng virus molnupiravir. 

Sau thời gian theo dõi 28 ngày, các nhà nghiên cứu nhận thấy cả 2 nhóm này có nguy cơ tử vong hoặc nhập viện tương đương nhau. Cụ thể, khoảng 98 trong số 12.525 người tham gia được chăm sóc thông thường có nguy cơ bệnh nặng phải nhập viện. Ở nhóm còn lại, con số này là khoảng 105 bệnh nhân.

Nhóm nghiên cứu nhận định, tỷ lệ bệnh nặng và nhập viện ở các bệnh nhân tương đối thấp, phần lớn nhờ vào tác dụng của việc tiêm chủng. Ông Butler nói: "Vaccine là công cụ rất hiệu quả để chống lại căn bệnh này".

Dù không có sự khác biệt về nguy cơ mắc bệnh nặng nhưng nhóm người sử dụng thuốc molnupiravir hồi phục nhanh hơn so với nhóm điều trị thông thường. Cụ thể, những người được điều trị bằng thuốc kháng virus hồi phục trung bình trong khoảng 9 ngày. Còn nhóm người được chăm sóc y tế thông thường khỏi bệnh trong khoảng 15 ngày. Những phân tích sâu hơn cho thấy molnupiravir tăng tốc độ hồi phục trung bình là 4,2 ngày.

Dù vậy, chi phí điều trị thuốc molnupiravir và ảnh hưởng của thuốc này đối với triệu chứng COVID-19 kéo dài vẫn chưa được phân tích. 

Giáo sư Richard Hobbs, cũng đến từ Đại học Oxford và người đứng đầu đồng thử nghiệm Panoramic, cho biết, một liệu trình điều trị bằng thuốc kháng virus sẽ tiêu tốn khoảng vài trăm bảng Anh. Ông lưu ý: "Vì vậy, việc sử dụng thuốc này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như khả năng hồi phục trung bình trong 4 ngày". 

Minh Hạnh (Theo Guardian) 

Tin nổi bật