Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin thời sự mới nóng nhất 22/12: Nhiều người ở TP.HCM chưa nhận được tiền hỗ trợ khó khăn do COVID-19

  • Việt Hương
(DS&PL) -

Tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 22/12/2022. Cập nhật tin tức thời sự 24h nóng nhất ngày 22/12/2022 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Nhiều người ở TP.HCM chưa nhận được tiền hỗ trợ khó khăn do COVID-19

Sáng 21/12, Đoàn ĐBQH TP.HCM có buổi giám sát Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP, BHXH TP và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tại TP.HCM về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Thực hiện chính sách phòng, chống dịch bệnh COVID-19, trong 3 năm 2020, 2021, 2022, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP đã chi hơn 19,5 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và chăm sóc bệnh nhân nhiễm bệnh, tiếp nhận người lang thang trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, Sở đã chi hơn 1.273 tỷ đồng hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương. Riêng về hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động do ảnh hưởng dịch bệnh đã chi cho 97% số đối tượng.

Tuy nhiên, thực hiện Nghị quyết 97 của HĐND TP.HCM về hỗ trợ người dân khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19, đến nay, TP mới chi hỗ trợ hơn 6.518 tỷ đồng cho gần 7,37 triệu người, chỉ đạt hơn 88%.

Hình minh họa.

 

 

Trong đó, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh và quận Bình Tân tỷ lệ chi hỗ trợ đến thời điểm này chỉ đạt từ 23,5% - 59%. Về vấn đề này, Sở Lao động - Thương và Xã hội TP giải trình do thiếu kinh phí.

VOV dẫn lời bà Huỳnh Lê Như Trang, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM cho biết: “Đối với các trường hợp đã được phê duyệt nhưng chưa được chi trả, đã giao cho Sở Tài chính tổng hợp kinh phí đề trình. Sở Lao động - Thương bình và Xã hội cũng gửi văn bản cho các quận, huyện để quận, huyện rà soát một lần nữa danh sách chính xác trong danh sách trước đây đã phê duyệt để làm cơ sở báo cáo Sở Tài chính và gửi đề xuất UBND TP bổ sung kinh phí thực hiện".

Kết quả chạy thử đoạn trên cao metro Nhổn-ga Hà Nội

Đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, sau 7 ngày chạy thử, tính khả dụng của hệ thống Tuyến số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội đạt 99,65%, tất cả các thử nghiệm đều đạt.

Quá trình chạy thử được thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn. Hiệu suất được đo đạc hàng ngày qua hệ thống ATS và được báo cáo, tóm tắt tại cuộc họp hàng ngày.

Theo MRB, giai đoạn 1 của quá trình chạy thử bao gồm vận hành hệ thống để đo lường hiệu suất RAMs.

Dự án đã vận hành theo 2 lịch chạy tàu: vận hành 4 - 8 đoàn tàu theo lịch chạy tàu ngày trong tuần và cuối tuần, thời gian từ 9h - 19h. Đoàn tàu di chuyển từ Depot, bắt đầu xuất phát từ ga S1 - Nhổn đến ga S8 - Đại học Giao thông vận tải và ngược lại.

Thời gian chạy 1 chiều khoảng 16 phút và thời gian đoàn tàu chạy 1 vòng (cả chiều đi và về) bao gồm cả quay đầu khoảng 32 phút.

Hàng ngày, dự án chạy tàu theo 5 bước: Kiểm tra tính sẵn sàng của hệ thống đường ray; Kiểm tra khởi động; Đưa tàu lên tuyến chính để sẵn sàng chạy theo biểu đồ chạy tàu; Chạy tàu liên hoàn; Đưa tàu trở lại khu vực tập kết tàu, Hoàn thành đưa tàu về khu vực tập kết và tắt nguồn tàu.

Hoàn thành giai đoạn 1, giai đoạn 2 với 5 kịch bản kiểm tra các sự cố theo quy trình đã được triển khai trong hai ngày 13 và 14/12/2022.

Kết quả quá trình đã được MRB, Tư vấn PIC và Tư vấn đánh giá an toàn hệ thống chứng kiến, kiểm tra. Trong quá trình chạy thử có sự tham gia của Hội đồng kiểm tra nhà nước, Cục Đường sắt, Sở GTVT, Sở Xây dựng, Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội,…", đại diện MRB thông tin.

Quá trình chạy thử giai đoạn 7 dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội cho kết quả tốt, đáp ứng các tiêu chí đề ra. (Ảnh: Giao thông)

 

Cũng theo MRB, dự án hiện đã hoàn tất 7/8 giai đoạn. Theo yêu cầu đặt ra trong hợp đồng, ở giai đoạn 7 - Chạy thử hệ thống tính khả dụng của hệ thống được yêu cầu phải đạt trên 98%. Trường hợp dưới 98%, việc chạy thử kéo dài tới 6 tuần cho đến khi đạt kết quả.

Sau khi kết thúc chạy thử, các bước tiếp theo sẽ được thực hiện như: Vận hành thử và công tác đánh giá an toàn hệ thống của tư vấn đánh giá an toàn hệ thống; Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện công tác thẩm định báo cáo đánh giá an toàn hệ thống; Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu các công trình xây dựng tiến hành rà soát hồ sơ dự án, các báo cáo đánh giá và công nhận kết quả để nghiệm thu cuối cùng. Kết thúc các nội dung công việc trên sẽ tiến hành công tác nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác thương mại.

Cục Đăng kiểm Việt Nam chỉ đạo các đơn vị đăng kiểm tăng giờ làm việc

Theo báo Pháp luật TP.HCM, ngày 21/12, ông Nguyễn Vũ Hải, Phó cục Trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam có văn bản chỉ đạo các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới về việc tăng cường công tác kiểm định, bố trí làm thêm giờ.

Theo đó thời gian vừa qua, Cơ quan Công an TP.HCM đã khởi tố và bắt tạm giam nhiều lãnh đạo, nhân viên một số trung tâm đăng kiểm tại TP.HCM và một số tỉnh thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, niêm phong nhiều đơn vị đăng kiểm xe cơ giới.

Việc này xảy ra đúng vào thời điểm cuối năm, lượng xe đến kiểm định tại các đơn vị đăng kiểm tăng cao dẫn đến hiện tượng ùn tắc phương tiện, một số đơn vị hạn chế nhận xe đến kiểm định.

Từ đó, để tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm định, đáp ứng nhu cầu của người dân, Cục Đăng kiểm Việt Nam yêu cầu các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới phải đảm bảo duy trì hoạt động ổn định để giải quyết nhu cầu kiểm định phương tiện tăng cao của người dân, chủ phương tiện đúng theo quy định.

Đồng thời các đơn vị đăng kiểm phải đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện. Nếu lượng phương tiện tăng cao, đơn vị đăng kiểm phải bố trí thời gian làm thêm giờ kể cả ngày nghỉ (thứ 7 và chủ nhật) để đáp ứng nhu cầu kiểm định của người dân.

Cục Đăng kiểm cũng nhấn mạnh, việc bố trí làm thêm giờ phải tuân thủ đúng quy định pháp luật về lao động.

Sáng 21/12 xe ô tô xếp hàng dài để chờ kiểm định tại đơn vị đăng kiểm tại quận 7. (Ảnh: PLO)

Riêng đối với trường hợp phương tiện khi vào kiểm định không đạt tiêu chuẩn, lãnh đạo đơn vị phân công cán bộ có trình độ giải thích rõ ràng, đầy đủ và hướng dẫn khách hàng sửa chữa, khắc phục đúng theo quy định để kiểm định lại tránh để khách hàng bức xúc.

Trong trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ để giải quyết nhu cầu kiểm định của người dân tăng cao, đơn vị đăng kiểm làm văn bản báo cáo Sở GTVT tại địa phương và báo cáo về Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Thời gian gần đây, hầu hết các đơn vị đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM đều xảy ra tình trạng ùn ứ do các phương tiện quá đông. Để được đăng kiểm xe cơ giới đúng thời gian quy định, nhiều người dân phải đi từ 3 giờ sáng, nhưng đến đầu giờ chiều mới đăng kiểm xong.

Ngoài ra cũng không ít trường phải đem xe về lại, do hết thời gian làm việc nhưng xe vẫn chưa đến lượt đăng kiểm.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật