Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nghịch cảnh, xây biệt thự triệu đô... để bán bia hơi

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Xét cho cùng đất nào cũng là của dân, mồ hôi của dân. Vậy mà đất ở đó không ở được, không bán được, không làm gì được, quá lãng phí.

(ĐSPL) - Không đành bỏ hoang những ngôi nhà có giá cả chục tỷ đồng, chủ đầu tư đành cho thuê với giá rẻ để bán phở, trà đá hay làm cửa hàng sửa xe.
Biệt thự triệu đô "miễn phí mặt bằng" cho hàng trà đá
Khu đô thị Văn Khê (Hà Đông, nằm bên trục đường Lê Văn Lương kéo dài) đã từng có thời hứa hẹn trở thành khu nhà ở kiểu mẫu, lý tưởng, với đầy đủ tiện nghi. Tuy nhiên, đến nay, tỷ lệ những căn được hoàn thiện ở đây vẫn rất ít, trong khi đó có rất nhiều căn vẫn bị "bỏ hoang".
Tình trạng hoang hóa này cũng diễn ra khá phố biến ở một số khu đô thị khác như Mỹ Đình, Mễ Trì, Trung Văn (Từ Liêm); Xa La, Văn Quán (Hà Đông); Việt Hưng (Gia Lâm).
Tấp nập các cửa hiệu kinh doanh tại biệt thự bỏ hoang tại
khu đô thị Mễ Trì.
Theo khảo sát của phóng viên Đời sống và Pháp luật, thời gian gần đây, nhiều chủ đầu tư các khu đô thị, chủ sở hữu biệt thự "bỏ hoang" đã tận dụng các căn nhà này cho thuê, buôn bán như mở quán cà phê, bia hơi, rửa xe, xưởng sản xuất...
Anh Nguyễn Thanh Xuân, sở hữu căn biệt thự ở Khu đô thị Xa La cho biết: Nhiều lần rao bán nhưng không được, giờ bán đi thì lỗ nhiều lắm, tôi cho thuê làm quán cafe với giá 7 triệu đồng/tháng. Mặt khác, cho thuê lại có người trông nom, dọn dẹp, nhà không bị nhanh xuống cấp".
Tại khu biệt thự bỏ hoang tại Mễ Trì (Từ Liêm), chủ đầu tư đã cho thuê và biến nơi đây thành dãy phố ẩm thực, bán phở, lẩu…
Thậm chí, tại Khu đô thị Trung Văn (Từ Liêm), một người bán nước tên Quang cho hay: "Tôi bán trà đá ở đây hơn 2 năm nhưng chẳng bao giờ thấy chủ nhà đến hỏi hay thu phí chỗ ngồi. Mà nếu có đuổi thì tôi lại chuyển chỗ khác ngồi, cả khu này thiếu gì nhà như vậy!”.
Những căn nằm sâu trong các khu đô thị, vị trí ít thuận lợi để kinh doanh buôn bán, chủ các biệt thự này đành phải cho người lao động ngoại tỉnh thuê, trọ.
Người mua… một đi không trở lại
Khảo sát của phóng viên tại địa bàn TP.HCM, khu dân cư Khang An - Phú Hữu (quận 9), theo công bố của chủ đầu tư, dự án gồm 350 nền biệt thự song lập và đơn lập, nhà liền kề kết hợp với khu thương mại và chung cư cao 9 tầng nhưng thực tế dự án hiện nay chỉ là những miếng đất đầy cỏ dại xen kẽ với những căn nhà bỏ hoang lâu ngày đang xuống cấp trầm trọng.
Năm 2012, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất Bộ Tài chính phương án đánh thuế với nhà bỏ hoang, không đưa vào sử dụng: 5\% trên giá trị hợp đồng với nhà bỏ hoang 3 tháng, sau một năm biệt thự vẫn bỏ hoang sẽ bị 10\%.Tuy nhiên, cho đến nay, việc đánh thuế này vẫn chưa thể triển khai.
Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam cho rằng, trong lúc chủ đầu tư đang “khó khăn", phương án đánh thuế nhà bỏ hoang chỉ xử lý được triệu chứng, bề nổi của vấn đề mà chưa tìm được cốt lõi.
GS Đặng Hùng Võ cũng cho rằng, đề xuất tính thuế nhà bỏ hoang là hợp lý, và cần phải tiến hành trong tương lai, tuy nhiên, thời điểm này thì chưa nên.
Cũng rơi vào tình cảnh tương tự là Dự án Khu dân cư Bắc Rạch Chiếc (quận 9). Đây là dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2001, với diện tích hơn 82 héc ta. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm đầu tư, đến nay, dự án cũng chỉ có lác đác vài căn nhà. Đường xá bị băm nát và trở thành bãi đỗ cho xe container.
Theo nhận định của các chuyên gia về bất động sản tại TP.HCM, nhiều nhà đầu tư thứ cấp đổ tiền xây dựng những căn biệt thự hiện đại này để đón đầu quy hoạch giao thông đường cao tốc Long Thành – Dầu Dây, tàu điện ngầm, đường vành đai… Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, thị trường bất động sản lao dốc, khiến việc bán các căn biệt thự cao cấp này trở nên khóa khăn; các doanh nghiệp trong một thời gian dài vướng phải lãi suất cao của ngân hàng đã không đủ tiềm lực tài chính để hoàn thiện những dự án bất động sản này.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng giao thông chưa hoàn thành khiến không ít người có nhu cầu thực sự phải ngập ngừng về ở.
Chị Nguyễn Thị Nga – một người dân “hiếm hoi” cư ngụ tại khu biệt thự Bắc Rạch Chiếc cho hay: “các chủ đầu tư trước đây đều cam kết sẽ đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh, nhưng sau khi đã bán hết đất, họ cũng bỏ luôn trách nhiệm hoàn thiện hạ tầng. Ở đây, nhiều người đến xem nhà đất thấy thực trạng này nên đã… một đi không trở lại.
Căn biệt thự bỏ hoang tại cửa ngõ phía Đông Sài Gòn
 
GS Đặng Hùng Võ cho rằng, nhà đang bị bỏ hoang đều thuộc dạng biệt thư, chung cư cao cấp, thuộc nhà chia lô, chủ đầu tư xây thô, bàn giao nhà hoàn thiện. Thực tế, hiện người dân vẫn thiếu nhà ở nhưng là nhà ở thu nhập thấp.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do việc lựa chọn phân khúc đầu tư chưa phù hợp với nhu cầu của đa số các đối tượng xã hội, việc kinh doanh các dự án phát triển nhà ở còn nhiều bất hợp lý, cụ thể nhất là phương thức chia lô, bán nền, bán nhà xây thô; bàn giao nhà hoàn thiện.
2 khóa Quốc hội vẫn thấy nhà bỏ hoang ở đó
Tại phiên họp UBTVQH hôm 10/3, khi góp ý cho Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn kể, hai khóa làm trong Quốc hội, nhiều lần trên đường đi sân bay Nội Bài, ông không khỏi xót xa khi nhìn thấy một khu biệt thự, nhà phân lô, chung cư nằm dọc trên đường 'không có người sống ở'. Đến nay nó vẫn ở nguyên đó mà chưa có động tĩnh. Xét cho cùng đất nào cũng là của dân, mồ hôi của dân. Vậy mà đất ở đó không ở được, không bán được, không làm gì được, quá lãng phí. Luật phải làm sao khắc phục bất cập này' - ông nói.
"Nhiều công trình có tương lai rất mờ mịt, nhiều người bỏ tiền ra để mong muốn có đất nhưng bị đình trệ, thậm chí người đã nộp tiền nay còn không biết đòi tiền ở đâu. Chúng ta lại còn cho phép, cho thuê, thuê mua trong tương lai sẽ dẫn tới thị trường ảo" -  Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân Sách Phùng Quốc Hiển góp ý.
Long Vũ – Quỳnh Anh
Mời độc giả xem clip: Việt Nam nỗ lực tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích

Tin nổi bật