"Nghèo rớt mồng tơi" là một thành ngữ tiếng Việt dùng để chỉ tình trạng cực kỳ nghèo khó, không có tài sản hay tiền bạc gì đáng kể. Thành ngữ này thường được sử dụng để mô tả những người có hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn, không đủ điều kiện sống cơ bản.
Nhiều người lầm tưởng rằng cụm từ "rớt mồng tơi" trong câu trên gợi hình ảnh về sự rơi rụng của một loại cây (mồng tơi) vốn rất dễ trồng và yếu ớt, ít giá trị, ngụ ý rằng người nghèo đến mức không thể giữ được thứ gì, kể cả những thứ giá trị thấp nhất.
Tuy nhiên, thành ngữ "nghèo rớt mồng tơi" thực ra không liên quan đến loại rau mồng tơi như nhiều người lầm tưởng. Cụm từ này xuất phát từ cái "mồng tơi" của chiếc áo tơi – một loại áo mưa được làm từ lá mà người dân ở miền Trung thường mặc. Chiếc áo tơi lá này có phần vai (gọi là mồng tơi) làm bằng lá rất cứng và dày. Khi phần mồng tơi cũng bị rách rụng, điều này cho thấy sự nghèo khó đến mức tận cùng, vì ngay cả phần cứng cáp nhất của chiếc áo cũng đã hỏng.
Ngoài ra, một số người cho rằng "nghèo rớt mồng tơi" thực chất là sự đọc chệch của "nghèo rớt vành tơi". Vành tơi là một bộ phận của áo tơi.
Thành ngữ này là một ví dụ về sự phong phú và đa dạng của tiếng Việt, với nhiều từ có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Ngoài câu trên, nhiều câu thành ngữ tưởng chừng như quen thuộc, nhưng nhiều người dùng sai. Ví dụ như 4 câu nói dưới đây:
“Ướt như chuột lột” là một câu thành ngữ mà được nhiều người chúng ta đang sử dụng. Nguyên bản của câu thành ngữ này phải là “ướt như chuột lội” câu này có nghĩa chỉ một người bị ướt lướt thướt, quần áo dính chặt vào người giống hình ảnh của một con chuột lội từ dưới nước lên.
Ta thường nói “dùi đục chấm mắm cáy”, thế nhưng đây là một câu nói sai. Từ đúng và nguyên dạng của nó phải là “Bầu dục chấm mắm cáy”. Trong câu “dùi đục chấm mắm cay” thì “dùi đục” là chỉ một dụng cụ trong nghề mộc, làm sao có thể ăn được. Còn Bầu dục là món ăn ngon và hiếm. Vậy mà cái món ăn hiếm ấy lại đem chấm với mắm cáy, một thứ mắm xoàng nhất; có thể nói là mạt hạng, trong các loại mắm ở vùng biển. Sự kết hợp gây ra sự khó chịu..
Trong câu này “chiêu” có nghĩa là bên trái, "đăm" sẽ được hiểu là bên phải. Còn “nam” lại không có nghĩa là bên phải. “Chân đăm đá chân chiêu” mới đúng. Mấu chốt ở đây là ở từ “xiêu”, vốn gắn liền với nghiêng ngả, xiêu vẹo. Nó hoàn toàn phù hợp dùng để chỉ dáng điệu của ai đó hoặc say xỉn, hoặc vội vàng tất tưởi, vụng về... mà đi đứng không ngay ngắn, vững vàng.
“Râu ông nọ cắm cằm bà kia” thường được sử dụng để ám chỉ sự nhầm lẫn, lắp ghép, lộn xộn, không chấp nhận được. Trên thực tế, nghĩa câu này không sai những lại khác nghĩa hoàn toàn với nghĩa gốc. Nghĩa gốc sẽ là “Dâu ông nọ chăn tằm bà kia”, ý của câu này để ám chỉ việc lợi dụng những thứ thuộc về người khác để làm lợi cho riêng bản thân mình.