Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ngành Giao thông vận tải là gì?

  • Phương Uyên (T/h)
(DS&PL) -

Ngành Giao thông vận tải là gì vẫn là thắc mắc chung của nhiều bạn trẻ trong quá trình chọn ngành theo học ở bậc đại học.

Ngành Giao thông vận tải  là gì?

Ngành Giao thông vận tải bao gồm các hoạt động vận chuyển người, hàng hóa bằng các phương tiện khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không, đường ống... Nó là một hệ thống phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các yếu tố: hạ tầng, phương tiện, con người và công nghệ.

Sinh viên theo học ngành Giao thông vận tải sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, bao gồm một số môn học như: Kỹ thuật xây dựng cầu - đường bộ; Kinh tế xây dựng công trình giao thông; Kỹ thuật xây dựng đường sắt; Kỹ thuật xây dựng đường ô tô và sân bay; Kinh tế quản lý khai thác cầu đường.

Hiện nay, dựa trên yêu cầu phát triển toàn diện lĩnh vực Giao thông vận tải, các trường đại học, cao đẳng đã phối hợp và tổ chức đào tạo nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ thông tin, xây dựng, kinh tế, điện tử, cơ khí,... thành chuyên ngành của ngành Giao thông vận tải.

Ngành Giao thông vận tải là gì vẫn là thắc mắc chung của nhiều bạn trẻ

Mục tiêu chính của ngành Giao thông vận tải

- Kết nối các vùng miền: Thu hẹp khoảng cách địa lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các địa phương.

- Phục vụ nhu cầu đi lại: Đáp ứng nhu cầu di chuyển ngày càng tăng của người dân, đảm bảo an toàn và tiện lợi.

- Vận chuyển hàng hóa: Vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, góp phần thúc đẩy sản xuất và thương mại.

- Phát triển kinh tế - xã hội: Giao thông vận tải là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người dân

Cơ hội việc làm ngành Giao thông vận tải

Trường Đại học Công nghệ và Quản lý TP.HCM đánh giá ngành Giao thông vận có triển vọng, tiềm năng rất lớn ở cả hiện tại và tương lai, vì đây là lĩnh vực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia.

Việc mở rộng thị trường đặt ra nhu cầu cao về nhân lực trong ngành Giao thông vận tải. Từ đó, mang đến cho sinh viên ngành học này nhiều cơ hội việc làm. Sau khi tốt nghiệp ngành Giao thông vận tải, sinh viên có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau:

- Chuyên gia Quản trị kinh doanh giao thông vận tải.

- Kỹ sư cơ khí giao thông vận tải.

- Kỹ sư xây dựng công trình giao thông.Kỹ sư kinh tế giao thông vận tải.

- Kỹ sư điều khiển học kỹ thuật.

- Kỹ sư quy hoạch và quản lý giao thông.

Hiện mức lương dành cho sinh viên ngành Giao thông vận tải mới ra trường, chưa có kinh nghiệm dao động từ 5 - 8 triệu đồng/tháng. Nếu bạn có kinh nghiệm lâu dài, năng lực thực sự tốt thì mức lương nhận về có lên đến 20 triệu đồng/tháng.

Tin nổi bật