Giống như trên mặt đất, trong lòng đại dương cũng là nơi quy tụ những bậc anh tài của thế giới động vật. Bên cạnh những cái tên "đình đám" như cá heo, hải cẩu - thường xuất hiện trong những chương trình xiếc động vật, chúng ta còn phải kể đến bạch tuộc.
Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào, thậm chí hơn cả cá heo.
Bạch tuộc là loài không xương sống, thân mềm, thuộc bộ Octopoda. Trong tất cả các loài sinh vật biển, bạch tuộc được xếp là động vật thông minh nhất.
Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào, thậm chí hơn cả cá heo.
Hệ thần kinh của chúng hoạt động khá phức tạp. Số lượng neuron của bạch tuộc ở mức cao trong những loài cùng nhóm động vật không xương sống, với khoảng nửa tỉ neuron, nhưng con số này vẫn còn khá thấp so với loài người (khoảng 100 tỷ neuron).
Ngoài ra, vị trí của những neuron ở bạch tuộc cũng rất đặc biệt, với chỉ khoảng 1/3 trong tổng số nằm ở não chính. 2/3 neuron còn lại nằm trong những dây thần kinh ở các xúc tu. Các xúc tu này có những phản xạ phức tạp với sự điều khiển của ít nhất ba cấp độ của hệ thần kinh.
Do đó, nhiều người thường ví con bạch tuộc như có 9 não trên cơ thể. Cũng vì lý do này, bạch tuộc rất nhạy cảm và phản ứng nhanh, và gần như mỗi xúc tu có thể hoạt động, cảm nhận gần như độc lập với nhau.
Jennifer Mather - nhà sinh vật học của Trường ĐH Lethbridge, Canada - sau nhiều năm nghiên cứu bạch tuộc đã quan sát thấy một hiện tượng thú vị.
Đó là không như một số động vật thường "làm thịt" con mồi ngay khi bắt được, bạch tuộc lại đưa mồi về hang để dùng. Không chỉ vậy, chúng còn nhặt những hòn đá tạo thành bức tường thành vây quanh hang.
Theo Mather, điều này giúp chúng có thể an tâm khi dùng bữa mà không sợ bị những loài vật khác tấn công, cũng như có thể nghỉ ngơi sau bữa ăn.
Bạch tuộc còn có thể ngụy trang để đi săn mồi. Chúng có thể quan sát màu sắc và cách chuyển động của những loài vật khác, sau đó "copy" y hệt để đánh lừa đối phương.
"Rõ ràng bạch tuộc là một loài biết tính toán và sắp xếp mọi việc. Đây là cách tư duy mà nhiều loài động vật bậc cao sau này mới có được" - Mather nói.
Theo trang Science ABC, bạch tuộc có thể thay đổi các sắc tố màu sắc ở da để phù hợp với môi trường xung quanh. Hơn nữa, loài vật này còn có thể "giả dạng" hình dáng và điệu bộ của một vài động vật dưới biển khác, giúp tăng khả năng sống sót khi gặp phải nguy hiểm.
Đến nay các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về cách thức "biến hình" của chúng, đặc biệt là trả lời câu hỏi làm sao bạch tuộc ý thức được khi nào thì sẽ dùng cách giả dạng này, khi nào lại dùng cách giả dạng khác.
Thông thường các loài vật khi đi săn mồi thường để lại dấu hiệu để khi quay trở về hang có thể đi đúng con đường đã vạch ra trước đó.
Nghiên cứu cho thấy bạch tuộc sở hữu một bộ não khá "tiến bộ" trong giới động vật. Não của bạch tuộc có nếp gấp thùy, tương tự như bộ não của loài động vật có xương sống.
Tuy nhiên bạch tuộc lại khác. Chúng không cần đi đúng con đường cũ vẫn có thể về đến nhà.
Trong thí nghiệm của nhóm nghiên cứu Trường ĐH Millersville (Mỹ) năm 2007, 2 con bạch tuộc được đặt vào 2 mê cung khác nhau và con đường trên mê cung luôn được thay đổi.
Thế nhưng thật lạ kỳ, cả 2 con bạch tuộc đều có thể tìm lối ra không cần quan sát cảnh vật xung quanh.
Nghiên cứu cho thấy bạch tuộc sở hữu một bộ não khá "tiến bộ" trong giới động vật: não chúng có nếp gấp thùy, tương tự như bộ não của loài động vật có xương sống.
Nhờ có cấu tạo đặc biệt, khả năng liên kết các cơ quan trong não bạch tuộc là rất lớn. Điều này cho phép chúng sở hữu khả năng ghi nhớ tốt, đồng thời giúp chúng có thể nhớ và thậm chí suy luận ra các lộ trình chúng cần thực hiện.
Trong năm 2007, Jennifer Mather đã thực hiện một thí nghiệm khác trên bạch tuộc để chứng minh mỗi cá thể của loài này có "cá tính" khác nhau.
Trong thí nghiệm, nhóm nghiên cứu nhốt 44 con bạch tuộc vào một thùng chứa rồi mỗi ngày họ tương tác bằng cách dùng bàn chải chạm vào chúng. Mỗi tối, nhóm nghiên cứu lại cho bạch tuộc những món ăn ngon.
Sau hơn 2 tháng thực hiện, nhóm ghi nhận được 19 phản ứng khác nhau: bị động có, chủ động có, rụt rè hay hung dữ cũng có.
Điều này chứng tỏ bạch tuộc có những cảm xúc và hành động khác nhau dựa theo tính cách của từng cá thể. Hiện nay các nhà khoa học đang nghiên cứu để xác định liệu loài vật này có di truyền lại tính cách của chúng cho thế hệ sau hay không.