Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Loài cây quý hiếm ở Việt Nam, được mệnh danh "nữ hoàng của các loại trà"

  • Việt Hương (T/h)
(DS&PL) -

Trà hoa vàng Bù Gia Mập là loài đặc hữu của rừng Bù Gia Mập, được mô tả và công bố một loài hoàn toàn mới cho khoa học vào năm 2014.

Trà hoa vàng Bù Gia Mập còn được gọi với các tên gọi khác như: kim hoa trà, trà trường thọ, trà rừng… Cây có thân gỗ, nhỏ, màu xanh, cao khoảng từ 2m đến 5m. Cành cây thưa và vỏ cây có màu vàng xám nhạt. Lá đơn, mọc cách, dài và hẹp, có hình tròn. Phiến lá thuôn, dài khoảng từ 11cm đến 14cm, rộng khoảng 4 – 5cm, không có lông, mép lá có răng cưa nhỏ, gân bên khoảng 10 đôi và cuống lá dài 6-7mm.

Hoa trà hoa vàng mọc đơn độc trên cuống lá. Mỗi bông có khoảng 8-10 cánh hoa, màu vàng bắt mắt. Có 3-4 vòi nhụy và chỉ dính nhau 1 phần. Hoa có đường kính khoảng 5cm đến 6cm, có nhiều thế hóa đa dạng. Thời điểm nở nhiều hoa là tháng 11 và kéo dài tới tận tháng 3 mới tàn. Từ tháng 1 đến tháng 3 là lúc mà cây ra nhiều lá mới.

Theo trang web của Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, trà hoa vàng Bù Gia Mập là loài thực vật quý hiếm trong họ chè (theaceae) ở Việt Nam. Trà hoa vàng trên thế giới có khoảng gần 500 loài thuộc 18 chi khác nhau, trong đó chi trà mi (camellia) có khoảng 100-250 loài. Ở Việt Nam, trà hoa vàng trồng và mọc hoang ngoài tự nhiên trải dài từ Bắc vào Nam với khoảng 68 loài được ghi nhận. Trà hoa vàng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập được các nhà khoa học trong nước và ngoài nước vô cùng quan tâm, vì mọc ở địa hình khu vực đại diện duy nhất cho vùng khí hậu chuyển tiếp từ cao nguyên xuống Đông Nam bộ mà không nơi nào có được.

Loại trà hoa vàng này chỉ được tìm thấy ở một phạm vi nhỏ hẹp (1km2) tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập. Trà hoa vàng Bù Gia Mập đã được các nhà khoa học đưa vào trong Sách đỏ thế giới (IUCN Red List, 2018). Số lượng cây trưởng thành vô cùng ít (ước lượng khoảng từ 49-70 cây) và được xếp bảo tồn vào bậc CR (cực kỳ nguy cấp). Đặc biệt loài trà hoa vàng Bù Gia Mập ngoài giá trị bảo tồn nguồn gen, các nhà khoa học còn đánh giá là loài có giá trị dược liệu tương tự nhiều loài trà hoa vàng đã được công nhận trên toàn thế giới.

Các nhà khoa học tại nhiều quốc gia trên thế giới đã nghiên cứu và chứng minh lá, hoa và búp non của cây trà đều có thể được sử dụng để làm thuốc. Trong đó, lá và búp có thể thu hái vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Hoa trà cần được thu hoạch vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm. Đây là thời điểm hoa có nhiều giá trị dinh dưỡng nhất để có thể làm thuốc. Trà hoa vàng Bù Gia Mập là loài cây quý hiếm, có tiềm năng lớn trong sản xuất dược liệu cần được nhân rộng và bảo tồn.

Ảnh: Dân Việt, An ninh thủ đô, Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Tin nổi bật