Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nga xâm nhập vào hệ thống liên lạc quân sự, Ukraine nguy cơ lộ tin mật?

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Một cố vấn quân sự Ukraine cho biết Nga đã xâm nhập được vào hệ thống liên lạc quân sự của nước này và cảnh báo quân đội phải luôn cảnh giác.

Ông Serhii Beskrestnov - một cố vấn quân sự người Ukraine chuyên về truyền thông và chiến tranh điện tử (EW) trong một bài đăng gần đây cho biết, lực lượng Nga có thể đã xâm nhập vào hệ thống liên lạc quân sự của Ukraine. Hệ thống được nhắc đến là Signal - ứng dụng liên lạc miễn phí, có độ bảo mật cao rất được quân đội Ukraine ưa chuộng.

Theo ông Beskrestnov, một tài khoản sử dụng ảnh đại diện của quân nhân Ukraine bị phát hiện có điều đáng ngờ. Sau khi điều tra sâu hơn, các nhà chức trách đã phát hiện ra rằng tài khoản này là do các điệp viên của Nga điều hành.

Nga xâm nhập vào hệ thống liên lạc quân sự Ukraine nhằm lấy được thông tin mật của đối phương. Ảnh: Kyiv Independent

Ông Beskrestnov cho biết, những kẻ mạo danh đã có thể dụ dỗ quân nhân Ukraine vào các nhóm mà chúng lập ra nhằm lấy được thông tin nhạy cảm của quân đội bằng cách tự xưng là người quản lý nhóm. Những người này đã xâm nhập vào hàng chục nhóm và thậm chí còn đưa ra yêu cầu kiểm tra tài liệu ở một số nhóm.

“Hơn nữa, chính họ (điệp viên Nga) đã tạo ra các nhóm theo chủ đề và lôi kéo những người từ các nhóm khác của Lực lượng vũ trang tham gia, sau đó lợi dụng sự tin tưởng của mọi người để có được thông tin họ muốn”, ông Beskrestnov cảnh báo.

Signal là một ứng dụng liên lạc tương tự như WhatsApp hoặc Telegram, có nhiều tính năng bảo mật như ẩn siêu dữ liệu của người dùng để đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật. Các quân nhân Ukraine sử dụng rộng rãi ứng dụng này vì cảm thấy có thể thảo luận về các chi tiết hoạt động một cách an toàn.

Tuy nhiên, ông Beskrestnov nhấn mạnh ứng dụng này không cung cấp mức độ bảo mật tốt nhất cho người dùng. Ông cũng đưa ra các giải pháp để giảm thiểu rủi ro từ những kẻ mạo danh đến từ Nga, chẳng hạn như chỉ liên lạc với những người quen biết ngoài đời. 

Ông cũng cảnh báo không nên dựa vào các thông tin hoặc hình ảnh được cung cấp trên ứng dụng vì chúng có thể được chỉnh sửa bằng photoshop. Ngay cả những người này đề cập đến danh tính đơn vị, biết tiếng Ukraine và nắm được thuật ngữ quân sự thông dụng, cũng không thể chắc chắn rằng họ không phải gián điệp Nga. Quân đội và điệp viên Nga cũng có thể dễ dàng truy cập vào thẻ SIM của Ukraine.

Theo Kyiv Post

Tin nổi bật