Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nga giải thích lý do tiêm kích Su-30SM áp sát máy bay Mỹ

(DS&PL) -

Nga nói rằng, tiêm kích Su-30SM muốn tiến gần để nhận dạng máy bay lạ chứ không khiêu khích chiến đấu cơ F-16 của Mỹ ở Syria.

(ĐSPL) - Không quân Nga đưa ra quyết định trên ngay sau khi truyền thông Anh ngày 10/10 dẫn “nguồn tin giấu tên từ Bộ Quốc phòng” cho biết, các chiến đấu cơ của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) được phép bắn hạ các chiến đấu cơ của Nga trên không phận Iraq, “nếu cảm thấy bị máy bay Nga đe dọa”.

Thông tin trên báo Người đưa tin, theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov, các máy bay Nga đang trên đường đến thực hiện nhiệm vụ không kích ở Syria ngày 10/10 thì phát hiện tín hiệu cảnh báo máy bay lạ trên màn hình radar.Một chiếc Su-30SM đã tách ra khỏi đoàn, tiếp cận máy bay lạ ở khoảng cách 2-3 km để nhận dạng chứ không phải dọa dẫm. Sau khi nhận dạng máy bay Mỹ, chiếc Su-30SM sau đó quay trở lại đoàn bay.

Chiếc Su-30SM lúc đó có nhiệm vụ hộ tống phi đội máy bay ném bom của Nga thực hiện nhiệm vụ không kích Nhà nước Hồi giáo (IS) tại tỉnh Aleppo.

Không quân Nga đưa ra quyết định trên ngay sau khi truyền thông Anh ngày 10/10 dẫn “nguồn tin giấu tên từ Bộ Quốc phòng” cho biết, các chiến đấu cơ của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) được phép bắn hạ các chiến đấu cơ của Nga trên không phận Iraq, “nếu cảm thấy bị máy bay Nga đe dọa”.

Chiến đấu cơ Su-30SM của Nga.

Trước đó, theo Gazetu.Ru, Moscow đã quyết định tăng cường nhóm không quân ở Syria bằng cách điều động các máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM vào thành phần nhóm không quân Nga tại Syria, đang tham gia chiến dịch tấn công các mục tiêu mặt đất của Tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” IS.

Báo Đất Việt thông tin, truyền thông nước này cho biết: "Trước hết, phi công Anh cần phải tránh va chạm trên không với phía máy bay Nga. Nhưng nếu máy bay bị bắn hoặc phía đối phương có hành động đe dọa, phi công của chúng ta được phép tự vệ”.

Hiện máy bay chiến đấu Tornados của RAF làm nhiệm vụ trong chiến dịch nêu trên được trang bị tên lửa AIM-132. Đây là loại tên lửa không đối không có tầm bắn xa và có tốc độ cao, cho phép phi công bắn hạ máy bay đối phương trước khi kẻ địch kịp phản ứng.

Tuy tại cuộc họp với Bộ quốc phòng Nga, tùy viên quân sự của Anh đã khẳng định thông tin về việc nước này cho phép bắn hạ máy bay chiến đấu Nga là “không chính xác”, Bộ quốc phòng nước này không hề ra mệnh lệnh nào như vậy, nhưng Nga vẫn phải để phòng và tăng cường lực lượng.

Ngoài ra, mặc dù đã đạt được thỏa thuận với Lầu Năm Góc là máy bay chiến đấu Mỹ sẽ phải “né” chiến đấu cơ Nga nhưng việc chúng cũng chỉ phải tránh xa hơn 32,2 km (20 dặm) cũng làm Nga không yên tâm khi các chiến đấu cơ của mình vẫn nằm trong tầm phóng tên lửa không đối không Mỹ.

Do đó, rất có thể trong vài ngày tới Nga sẽ tiếp tục điều từ trong nước sang Syria thêm một số tiêm kích thiên về đánh chặn, làm nhiệm vụ kiểm soát không phận Syria, không cho phép các chiến đấu cơ Anh-Mỹ áp sát quá gần những máy bay làm nhiệm vụ ném bom của mình như Su-24, Su-25 và Su-34.

Hiện Nga chỉ có vẻn vẹn 4 chiếc Su-30SM được đưa sang hôm 18/9, ở sân bay Latakia, không đủ khả năng hộ tống tất cả các phi vụ ném bom chứ đừng nói là kiểm soát không phận Syria. 

Quan chức Nga và Mỹ dự kiến sẽ có cuộc thảo luận thứ ba về việc ngăn ngừa các sự cố có thể xảy ra trên bầu trời Syria khi các máy bay của 2 nước đều đang thực hiện nhiệm vụ quân sự tại đây.

"Sẽ là nguy hiểm nếu hai máy bay hoạt động trong cùng không phận mà không có giao thức liên lạc rõ ràng. Đó là lý do chúng tôi phải ngồi lại cùng với Nga để đàm phán, nhằm thiết lập các quy tắc an toàn", ông Warren trả lời trong cuộc họp báo tại Baghdad ngày 13/10.

PV (T/h)

[mecloud]WDokAbUCSw[/mecloud]

Tin nổi bật