Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nga coi kế hoạch cung cấp F-16 cho Ukraine của NATO là tín hiệu về hạt nhân

  • Đinh Kim (Theo Sputnik)
(DS&PL) -

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhấn mạnh rằng, việc cung cấp chiến đấu cơ F-16 sẽ không khiến tình hình trên tiền tuyến thay đổi theo bất cứ hình thức nào.

Sputnik dẫn thông tin từ Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, Moscow sẽ coi việc cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine là một hành động báo hiệu có chủ ý của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong lĩnh vực hạt nhân.

“Chiến đấu cơ F-16 từ lâu đã là phương tiện vận chuyển chính trong khuôn khổ của cái được gọi là sứ mệnh hạt nhân chung của NATO. Vì thế, chúng tôi không thể không coi việc cung cấp các hệ thống này cho Kiev là hành động báo hiệu có chủ ý của NATO trong lĩnh vực hạt nhân.

Họ đang cố gắng thể hiện rõ với chúng tôi rằng Mỹ và NATO sẵn sàng cho bất cứ điều gì ở Ukraine”, Ngoại trưởng Lavrov nói, đồng thời nhấn mạnh rằng việc cung cấp chiến đấu cơ F-16 sẽ không khiến tình hình trên tiền tuyến thay đổi theo bất cứ hình thức nào.

Ngoại trưởng Nga chia sẻ thêm: “Những máy bay phản lực này cũng như các loại vũ khí khác do các nước NATO cung cấp cho Ukraine sẽ bị phá hủy”.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: Sputnik 

Ông Lavrov cũng tuyên bố rằng, các cuộc tập trận sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược của Nga và Belarus các đối thủ phương Tây hiểu rõ về hậu quả của việc leo thang.

“Chúng tôi hy vọng rằng cuộc tập trận Nga - Belarus được tổ chức những ngày này để thực hành sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược sẽ khiến đối thủ của chúng tôi thấy được lẽ phải, nhắc nhở họ về hậu quả thảm khốc của việc leo thang hạt nhân hơn nữa".

Trước đó, ngày 27/5, Bộ Quốc phòng Belarus cho biết lực lượng không quân Belarus và Nga đang tiến hành cuộc tập trận bay chiến thuật chung trong khoảng thời gian từ ngày  27/5-31/5.

Trong diễn biến khác, Ngoại trưởng Lavrov cho biết bên cạnh việc đơn phương từ bỏ lệnh cấm triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung, Nga có thể áp dụng các biện pháp răn đe hạt nhân nếu Mỹ triển khai các tên lửa như vậy tại châu Âu hoặc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC). Tuy nhiên, ông lưu ý quyết định này phụ thuộc vào Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo Ngoại trưởng Nga, việc triển khai các tên lửa tầm ngắn và tầm trung trên mặt đất của Mỹ ở châu Âu và khu vực châu Á - Thái Bình Dương “sẽ tạo ra thách thức an ninh nghiêm trọng đối với Nga”.

“Đây cũng không phải là thách thức đối với chúng tôi. Tuyên bố chung sau chuyến thăm Trung Quốc gần đây của Tổng thống Putin cho biết những bước đo gây bất ổn như vậy của Mỹ tạo ra mối đe dọa trực tiếp cho cả Nga và Trung Quốc.

Đó là lý do vì sao chúng tôi cùng các đối tác Trung Quốc nhất trí tăng cường hợp tác để chống lại hành động của Washington làm suy yếu sự ổn định quốc tế”, Sputnik dẫn lời Ngoại trưởng Lavrov.

Tin nổi bật