Theo tờ SciTech Daily, NASA sẽ khởi động sứ mệnh chinh phục Psyche chính thức từ năm 2022 và dự kiến sẽ tiếp cận được tiểu hành tinh bí ẩn vào cuối năm 2025 đến đầu năm 2025. Đây sẽ là tiểu hành tinh kim loại đầu tiên mà loài người từng nghiên cứu trực tiếp.
Sứ mệnh sẽ dẫn đầu bởi Trường ĐH Bang Arizona, được quản lý bởi Phòng thí nghiệp Sức đẩy phản lực (JPL-Caltech) của NASA. "Chiến binh" chủ chốt là một tàu vũ trụ công suất lớn chạy bằng năng lượng Mặt Trời, với khung gầm tàu được sản xuất tại Maxa Technologies ở Palo Alto, bang California - Mỹ.
Psyche của hiện tại - Ảnh: NASA
Psyche, tên đầy đủ là 16 Psyche, là một trong các tiểu hành tinh quay quanh quỹ đạo giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, mà các phép đo từ xa cho thấy nó đặc biệt giàu kim loại.
Có nghiên cứu cho thấy nó là một khối vàng và bạch kim khổng lồ nhưng cũng có nghiên cứu chỉ ra đó có thể chỉ là... một cục sắt và niken.
Sau này, NASA nghiêng về giả thuyết sắt-niken hơn dù trước đó cũng chính cơ quan vũ trụ này ước tính đó là kho vàng có giá trị hơn 10.000 tỷ USD. Psyche chính là lõi hành tinh bằng kim loại còn trơ lại sau một số quá trình tiến hóa hành tinh thiếu may mắn, rất có thể là một cú va chạm mạnh với hành tinh khác khi nó còn quá non nớt.
Nếu giả thuyết trên là đúng, Psyche sẽ đem đến dữ liệu vô cùng giá trị về "buổi bình minh" của hệ Mặt Trời và có thể là cách Trái Đất cùng các hành tinh khác được hình thành.
Tàu Psyche sẽ bay đến quỹ đạo Sao Hỏa rồi dùng chính lực hấp dẫn của hành tinh này như một hệ thống đẩy tăng cường, tiếp sức đến Psyche. Tàu vũ trụ dự kiến thực hiện 4 quỹ đạo đồng tâm xung quanh tiểu hành tinh, thu thập dữ liệu.
Tàu sẽ trang bị một vài máy ảnh, một máy quang phổ neutron tia gamma giúp đo thành phần nguyên tố bề mặt của Psyche, một từ kế giúp phát hiện bất kỳ từ trường nào còn sót lại - thứ có thể chứng minh nó phải là hành tinh, thậm chí một hành tinh lớn.
Tàu vũ trụ Psyche chuẩn bị ra mắt - Ảnh: NASA
Trước đó, vào tháng 12/2021, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo rằng một trong những phi thuyền của họ đã lần đầu tiên chạm vào Mặt trời, nơi môi trường có nhiệt độ khoảng 2 triệu độ F (gần 1.100 độ C)
Tàu thăm dò Mặt trời Parker của NASA đã bay qua tầng thượng khí quyển của Mặt trời, được gọi là nhật quang. Theo NASA, cột mốc quan trọng này đánh dấu bước tiến lớn của tàu vũ trụ và “một bước nhảy vọt khổng lồ với khoa học năng lượng Mặt trời”.
Tàu Parker được phóng vào năm 2018 để khám phá những bí ẩn của Mặt trời và đã du hành gần hằng tinh (hành tinh phát sáng) này hơn bất kỳ tàu vũ trụ nào trước nó. Phải mất ba năm sau khi phóng và nhiều thập kỷ sau khi hình thành lần đầu tiên tàu Parker cuối cùng mới chạm được vào vành nhật hoa của Mặt trời.
NASA giải thích rằng về mặt kỹ thuật, Mặt trời không có bề mặt rắn, mà là một bầu khí quyển siêu nóng làm bằng vật liệu từ Mặt trời kết dính ngôi sao này bởi lực hấp dẫn và lực từ trường. Khi nhiệt tăng lên và áp suất đẩy các vật liệu ra khỏi Mặt trời, nó đạt đến điểm mà trọng lực và từ trường quá yếu để có thể chứa nó..
NASA cho biết việc chạm vào vật chất mà Mặt trời tạo ra cũng sẽ giúp các nhà khoa học khám phá thông tin quan trọng về ngôi sao gần nhất của Trái đất.
Mộc Miên (T/h)