Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nàng dâu nhận cái tát như trời giáng của mẹ chồng vì đưa tiền ăn sáng 20.000 đồng

(DS&PL) -

Sự việc đã xảy ra ở nhà Phương Liên (Hà Nội) 2 ngày nay nhưng từ hôm nhận cái tát cháy má của mẹ chồng chưa lúc nào cô ngừng khóc và thấy ấm ức.

Sự việc đã xảy ra ở nhà Phương Liên (Hà Nội) 2 ngày nay nhưng từ hôm nhận cái tát cháy má của mẹ chồng chưa lúc nào cô ngừng khóc và thấy ấm ức. Cô không hiểu vì sao mẹ chồng lại đối xử với cô như vậy?

Khởi nguồn mâu thuẫn

Cô về nhà chồng tính tới thời điểm này đã được hơn 2 năm. Hiện vợ chồng cô ở cùng mẹ chồng (bố chồng cô mất sớm). Nhà chồng cô chỉ có 2 con gồm chồng và cô em chồng. Nhưng em chồng cô đã lập gia đình và đang sống ở nơi khác. Do đó, nhà chỉ còn vợ chồng cô sống với mẹ.

Cô là công nhân một nhà máy sản xuất đồ chơi gần nhà. Còn chồng cô là bộ đội chuyên nghiệp nên anh thường vắng nhà. Có khi 1-2 tháng anh mới về thăm nhà 1 lần. Vì vợ chồng chỉ bình thường như vậy nên cuộc sống của cô khá khó khăn.

Cô đi làm lương tháng chưa được 4 triệu đồng, chỉ đủ trang trải chi tiêu trong nhà nếu khéo léo. Còn chồng cô chỉ hỗ trợ tiền sữa nuôi con nhỏ. Khi con ốm đau hoặc có việc, cô thường phải vay mượn tạm.

Nàng dâu cần khéo léo hơn trong mối quan hệ với mẹ chồng - Ảnh: Minh họa

Mẹ chồng cô trước còn khỏe thì bà cũng hay làm thêm tại nhà để lấy thêm tiền chi tiêu cho bản thân thoải mái. Nhưng từ khi bà bị huyết áp thấp rồi đau đầu triền miên, bà không thể làm được việc gì. Với lại hàng ngày cô đi làm, bà cũng giúp vợ chồng cô trông cháu.

Ở cùng mẹ chồng, thật sự cô lúc nào cũng coi bà như mẹ đẻ. Khi có tiền lương mỗi tháng, cô vẫn dành dụm mua cho bà mảnh vải hay bộ quần áo ở nhà. Rồi khi đi đâu thấy gì ngon, cô vẫn mua cho bà ăn. Song mẹ chồng cô dường như vẫn coi cô là con dâu. Lúc nào bà cũng để ý, soi mói cô từng tí. Cũng may cô là đứa khá nhanh nhẹn, cẩn thận nên mới ít bị bà chửi. Song cũng nhiều lần, bà khiến cô chạnh lòng và tủi thân.

Mỗi sáng, cô vẫn thường dậy sớm nấu cơm cho cô và mẹ chồng ăn sáng tại nhà để tiết kiệm chi phí. Thế nhưng, mẹ chồng cô lại không thích như vậy, song bà cũng chẳng nói ra. Cô nấu cơm và bà thường không ăn hoặc bà bảo cô cứ ăn trước mà đi làm.

Song ở nhà, bà không ăn cơm mà ăn bún hoặc mì gì đó. Lâu lâu cô để ý mới nhận ra điều này. Theo đó, cô cũng thường thay đổi món, nấu bún, phở, miến cho bà ăn thì có vẻ bà đã hài lòng hơn.

Những hôm bà nói mệt không muốn ăn ở nhà, cô thường đưa cho bà 20 nghìn đồng để bà chủ động đi ăn sáng. Có thể nhiều người bảo đưa cho mẹ chồng chừng đó ăn sáng quá ít. Song ở khu nhà cô vẫn là ở quê, cái gì cũng rẻ. Cầm 20 nghìn đi là đã có thể ăn được bát bún khá đầy đặn. Cô đưa cho mẹ chồng 20 nghìn đồng là vẫn còn giữ ý để bà ăn uống thoải mái.

“Tức nước vỡ bờ”

Đã rất nhiều lần cô đưa như thế cho mẹ chồng đi ăn sáng mà bà chẳng có ý kiến gì về việc này và vẫn cầm như bình thường. Vậy mà 2 hôm trước, vì bé ốm nên sáng ra cô không kịp nấu đồ ăn sáng cho mẹ chồng tại nhà. Nhân thể lúc đó có bác Hương (hàng xóm) sang rủ mẹ chồng đi ăn sáng, cô vội đưa 40 nghìn đồng để bà ăn sáng trong 2 hôm.
Nhưng lần này, khi cô vừa nói thế xong, mẹ chồng cô liền quay ra chửi cô ngay tức khắc. Bà gay gắt: “Mày phân phát tiền cho mẹ chồng mày đấy à?”. Cô lúc ấy vừa trông con, thấy mẹ chồng phản ứng như thế, cô lạ lắm. Cô cũng nói nhỏ nhẹ thanh minh với bà rằng: “Chắc mẹ hiểu sai ý con rồi. Hơn nữa con chỉ có thể đưa cho mẹ được từng ấy tiền thôi ạ”.

Vừa nói dứt câu, mẹ chồng cô đã lao vào tát cô 1 cái cháy má. Rồi bà nói: “Đấy bà xem, con dâu nhà tôi nó phát tiền ăn sáng cho mẹ chồng đấy. Nó cứ tưởng 20 nghìn đồng ăn sáng của nó là to. Chưa gì có vẻ đã muốn kể công phải nuôi mẹ chồng rồi đây”.

Nói rồi bà cầm tiền vứt thẳng vào mặt cô. Bà còn nói, từ giờ cô có cho bà 50 nghìn đồng ăn sáng bà cũng không thèm lấy. “Tao có chết đói cũng không thèm lấy tiền ăn sáng mày phát cho tao”, bà khẳng định như thế với cô.

2 hôm nay mẹ chồng cô giận dỗi không chuyện trò cơm nước gì với cô. Cô cũng không hiểu bà tức cô chuyện gì mà lại phản ứng thái quá khi cô đưa tiền cho bà đi ăn sáng như mọi ngày. Cô mệt mỏi quá. Phải chăng cô đưa tiền ăn sáng cho mẹ chồng trước mặt người dưng là sai?

Hay cô đưa cho bà quá ít nên bà chê? Nhưng thật sự nếu bà chê ít mà phải đưa hơn thì cô cũng không có để đưa thêm cho bà được. Bà sống cùng với vợ chồng cô, chẳng lẽ bà không hiểu hoàn cảnh eo hẹp của các con mình sao?

Qua câu chuyện của chị Phương Liên, chuyên gia tâm lý Lê Thảo (TP.HCM) cho rằng, mâu thuẫn mẹ chồng và nàng dâu khi sống cùng là khó tránh khỏi. Mẹ chồng của chị có thể là người kỹ tính và hay để ý, tuy nhiên, trong trường hợp này lỗi một phần ở chị Phương Liên.

Chuyên gia Lê Thảo cũng chỉ ra cách xử lý vấn đề. “Tôi nghĩ, chị Liên hãy tìm cơ hội trò chuyện, gần gũi với mẹ chồng hơn. Hãy thể hiện sự hối lỗi và mong muốn hàn gắn lại mối quan hệ. Tôi tin, mẹ chồng chị sẽ hiểu và bỏ qua cho con dâu. Từ đây, chị cũng hãy rút kinh nghiệm trong cách ứng xử với mẹ chồng. Xét về phương diện người mẹ, mẹ chồng chị khá tuyệt vời khi già rồi vẫn hỗ trợ con cái bằng cách làm việc nhà, chăm cháu. Chưa kể, bà cũng rất tâm lý khi nín nhịn con dâu suốt một thời gian dài. Vì thế, đừng để bà hiểu lầm tâm ý của nàng dâu. Hãy vun đắp mối quan hệ theo chiều hướng tích cực bằng cách thường xuyên trò chuyện, có thể tổ chức các buổi du lịch ngắn ngày... Từ đó, mẹ chồng- nàng dâu- con trai sẽ xích lại gần nhau hơn.

Thanh Bình

Bài đăng trên báo in Đời sống & Pháp luật số 65

Tin nổi bật