Lực lượng không quân Mỹ đã phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III với tầm xa lên đến 6.700 km.
Military Times đưa tin hôm 29/10, lực lượng không quân Mỹ đã phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III từ căn cứ không quân Vandenberg, California. Tên lửa này đã bay 6.700km trước khi rơi xuống bãi thử ở Kwaialein Atoll ở Tây Thái Bình Dương. Các quan chức nước này nhấn mạnh cuộc thử nghiệm này đã được lên kế hoạch từ trước, không phải là một phản ứng trước các sự kiện hiện tại.
[presscloud]17496[/presscloud]
“Thời gian ra mắt tên lửa đã được lên lịch trước từ 3-5 năm và việc lập kế hoạch cho từng lần ra mắt riêng lẻ bắt đầu từ 6 tháng đến 1 năm trước khi ra mắt”, theo thông cáo báo chí của không quân Mỹ.
Vụ thử này là vụ thử nghiệm mới nhất trong chuỗi các vụ thử ICBM và chứng tỏ rằng biện pháp răn đe hạt nhân của Mỹ là phương tiện "an toàn, bảo mật, đáng tin cậy và hiệu quả" để ngăn chặn các mối đe dọa hiện đại và trấn an các đồng minh, các quan chức Không quân cho biết.
“Giống như các vụ phóng thử trước đây, sự kiện này thể hiện cam kết của không quân Mỹ đối với doanh nghiệp hạt nhân của quốc gia, nhằm đảm bảo lực lượng răn đe hạt nhân được an toàn, bảo mật và hiệu quả để ngăn chặn kẻ thù đồng thời trấn an các đồng minh và đối tác”, tư lệnh không quân Mỹ cho biết trong một tuyên bố.
Mỹ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III. Ảnh: Không quân Mỹ. |
Tên lửa Minuteman được chế tạo vào đầu những năm 60 và đi tiên phong trong việc sử dụng nhiên liệu rắn trong số tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, cho phép chúng có thể dự trữ trong khi vẫn sẵn sàng khai hỏa trong thời gian dài. Sự đổi mới này cũng cho phép Mỹ tạo ra các “trang trại tên lửa” – nơi hàng chục Minutemen được điều khiển bởi một đội quân tương đối nhỏ.
Cộng đồng ICBM bao gồm bộ Quốc phòng, bộ Năng lượng và bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ, sử dụng dữ liệu thu thập được từ các vụ phóng thử để tiếp tục đánh giá phát triển lực lượng. Chương trình phóng thử ICBM thể hiện khả năng hoạt động của Minuteman III và đảm bảo khả năng của Mỹ trong việc duy trì sức mạnh răn đe hạt nhân đáng tin cậy như một yếu tố quan trọng của an ninh quốc gia cũng như an ninh của các đồng minh, đối tác.
Bích Thảo (Theo Military Times)