Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mỹ có thể dần rời bỏ Đông Nam Á vì chính sách của Trump

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố chủ trương đặt lợi ích Mỹ lên trên hết, điều này đang khiến Đông Nam Á lo lắng Washington sẽ dần rời xa khu vực.

(ĐSPL) – Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố chủ trương đặt lợi ích Mỹ lên trên hết, điều này đang khiến Đông Nam Á lo lắng Washington sẽ dần rời xa khu vực.

Khi ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ hôm 20/1 ở Washington, thế giới bắt đầu cảm nhận được tầm nhìn "nước Mỹ trước tiên" ông theo đuổi sẽ tác động ra sao đến vai trò và vị thế Mỹ đối với trật tự toàn cầu.

Mối lo lắng này thể hiện rõ ở Đông Nam Á, một khu vực được xem là trung tâm của các cuộc vận động quyền lực quan trọng, từ thời kỳ thuộc địa cho đến Chiến tranh Lạnh, giờ đây mắc kẹt trong cuộc đối đầu ngày càng gay gắt giữa Trung Quốc và Mỹ, Vnexpress dẫn tin Today Online cho biết.

Các tổng thống Mỹ thường dùng bài diễn văn nhậm chức để vạch ra phương hướng mới trong chính sách ngoại giao. Tổng thống Dwight Eisenhower từng tuyên bố "sức mạnh và an ninh Mỹ là niềm tin để những người tự do khắp nơi nương tựa hy vọng của họ".

Tổng thống Mỹ Donal Trump - Ảnh: Time.

Theo Jason Salim, học giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc Viện ISEAS-Yusof Ishak, Singapore, ông Trump đã phát biểu một bài diễn văn nhậm chức ngắn nhất kể từ năm 1979 chỉ với 1.453 từ nhưng sẽ được ghi nhớ lâu dài bởi đây có thể là sự báo hiệu chấm dứt nhiều thập kỷ đồng thuận chính sách ngoại giao của Mỹ.

Sử dụng 35 lần các biến thể từ "nước Mỹ", Trump đã thể hiện rõ mối ưu tiên duy nhất ông hướng tới là Mỹ. Nêu bật nền kinh tế Mỹ suy yếu là do "cuộc chơi kẻ được người thua", trong đó, phần còn lại của thế giới hưởng lợi trong khi Mỹ bị thiệt hại, ông Trump đang thể hiện ý định xem xét lại mọi cam kết an ninh và thương mại mà Washington từng ký kết, bao gồm cả những thỏa thuận vô cùng quan trọng như liên minh an ninh Mỹ - Nhật.

Khi Trump hô hào "Chúng ta sẽ tìm kiếm quan hệ hữu nghị và thiện chí với các quốc gia trên thế giới nhưng chúng ta sẽ làm điều đó với tâm niệm rằng tất cả các nước đều có quyền đặt lợi ích bản thân lên trên hết", Đông Nam Á chắc chắn sẽ dò xét ý tứ trong đó một cách thận trọng với nỗi lo lắng về việc nó sẽ tác động như thế nào đến hàng trăm tỷ USD giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ khắp khu vực.

Tờ Forbes dẫn lời ông John Brandon, Giám đốc cấp cao của Chương trình quan hệ quốc tế thuộc Quỹ châu Á cho biết, đặt dấu chấm hết với TPP đồng nghĩa với việc Mỹ rời bỏ Đông Nam Á.

Tiến sĩ Thitinan Pongsudhirak, đồng tác giả của báo cáo, nhận định: “Chiến lược xoay trục hay tái cân bằng của ông Obama cuối cùng chỉ cho thấy vẻ rỗng tuếch và thiếu tin tưởng. Chính quyền Obama thường tuyên bố hùng hồn, nhưng ít có hành động thực tế. Ông Trump có thể tăng cường và tái xây dựng quyền lực cứng của Mỹ ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, mũi nhọn chính cho can dự địa chính trị tại khu vực phải là các lợi ích thương mại, không quá chú trọng đến vấn đề dân chủ, nhân quyền”.

Đó là viễn cảnh đáng trông đợi đối với lãnh đạo một số nước thuộc Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thủ tướng Campuchia Hun Sen thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với ông Donald Trump trước thềm bầu cử.

Ông Hun Sen trước đó thường xuyên chỉ trích các cáo buộc của Mỹ về nạn tham nhũng, lạm dụng nhân quyền ở Campuchia. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người có biệt danh “Donald Trum của phương Đông”, cũng bày tỏ sự ưa thích của mình đối với Tổng thống Mỹ đắc cử. Thủ tướng Malaysia cũng nói nhiều đến quan hệ cá nhân với ông Trump được kết nối từ một buổi đánh golf vài năm trước đây.

Ông Trump nói nhiều đến “chủ nghĩa cô lập” khi vận động tranh cử, với hàm ý chú trọng đến các vấn đề trong nội địa, giảm can dự ở bên ngoài.

Theo ông Joshua Kurlantzick, chuyên gia về Đông Nam Á của viện nghiên cứu Mỹ mang tên Ủy ban Quan hệ Đối ngoại thì đa số các dự án của ông Trump trong khu vực là hợp tác theo dạng cấp phép.

Ông Trump đang tiến hành xóa bỏ một số giao dịch trong gần 500 thương vụ kinh doanh có liên quan đến 20 quốc gia để chuẩn bị cho lễ nhậm chức tổng thống sắp tới. Tuy nhiên, rất nhiều các thương vụ khác vẫn được tiến hành, làm dấy lên mối lo ngại về va chạm lợi ích.

Ông Kurlantzick cho biết: “Các đối tác trả cho ông Trump một khoản phí, sau đó họ xây dựng các khu nghỉ dưỡng và rồi gắn tên của ông Trump lên đó. Vì vậy, ông ấy sẽ không phải chịu các rủi ro hoặc các vấn đề có liên quan đến việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng đó.”

Những động thái ban đầu từ chính quyền Trump rõ ràng không giúp ích gì trong việc trấn an các đồng minh về cam kết lâu dài đối với chiến lược và vai trò lãnh đạo Mỹ ở khu vực. Uy tín của Mỹ liên tục sụt giảm kể từ khi ông Trump đắc cử tổng thống hồi tháng 11 năm ngoái cũng là điều đáng ngại.

Jason Salim cho rằng Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ lợi dụng khoảng trống quyền lực này để giành thêm các quan hệ hữu nghị trong khu vực.

Theo Salim, dù kết cục tốt hơn hay xấu đi, Đông Nam Á sẽ luôn phải thận trọng trong 4 năm tới khi bị kẹt giữa hai cường quốc đang hạ quyết tâm đưa đất nước "vĩ đại trở lại".

Để trấn an đồng minh, Trump cần bảo đảm được rằng cách tiếp cận "nước Mỹ trước tiên" sẽ không gợi lại kỷ nguyên chủ nghĩa biệt lập và tiền toàn cầu hóa khi Mỹ quay lưng với thương mại toàn cầu cũng như những vấn đề của thế giới.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật