Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mai Văn Phúc "không đội trời chung với Dương Chí Dũng"

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Mặc dù mua về một "cục sắt cũ nát" với giá cả trăm tỷ đồng, tuy nhiên, Dương Chí Dũng và đồng phạm đều quanh co chối tội.

(ĐSPL) - Mặc dù mua về một "cục sắt cũ nát" với giá cả trăm tỷ đồng, tuy nhiên, Dương Chí Dũng và đồng phạm đều quanh co chối tội.
Phiên tòa tiếp tục tranh luận với phần trình bày của các bị cáo. Bị cáo Mai Văn Phúc được HĐXX cho phép đứng dậy trình bày đầu tiên.
Bị cáo Mai Văn Phúc vẫn một mực kêu oan, cho rằng mình không hề nhận một khoản tiền nào như bị cáo Sơn đã khai. Bị cáo Phúc đưa ra một số bằng chứng về thời gian, địa điểm minh chứng cho khẳng định của mình. 
Mai Văn Phúc nói "không đội trời chung với Dương Chí Dũng".
Trong đó, có chi tiết bị cáo Phúc nói rằng, như bị cáo Sơn đã khai rằng con trai của Phúc lái xe chở Phúc và vợ về nhà. Tuy nhiên, tại phiên phúc thẩm hôm nay, bị cáo Phúc nói rằng thời điểm đó, con trai mình đang du học ở Anh nên không có việc lái xe chở cha mẹ về nhà.
Đến đây, HĐXX yêu cầu, bị cáo Phúc  không nhắc lại nội dung đã trình bày trước đó, Mai Văn Phúc vẫn cố xin Tòa được nói nốt. 
Mai Văn Phúc đã chỉ ra sự phi lý trong lời khai nhận 5 tỷ đồng từ Trần Hải Sơn giao cho Phúc tại quê An Dương, Hải Phòng dịp Tết 2008. 
Mai Văn Phúc chỉ ra một vô lý mong HĐXX cần làm rõ: Sơn khai ra Hà Nội công tác vào ngày 29 tết nhưng kết quả xác minh không có chuyến bay nào có Sơn đi lại những ngày đó. Công việc tại TCty cũng đã nghỉ hết, không có gì để “ra công tác”. 
Sau cùng, bị cáo Phúc nhấn mạnh: “Bị cáo với Dương Chí Dũng không đội trời chung thì chắc không thể bàn bạc, làm chuyện gì được. Vậy xin tòa xem xét điểm này”.
Bị cáo Dương Chí Dũng vẫn rất bình tĩnh trước tòa
Dương Chí Dũng được đề nghị tự bào chữa nhưng bị cáo cho biết đồng ý quan điểm các luật sư đưa ra, không thanh minh, không tranh luận gì thêm với đại diện cơ quan công tố.
Trước phiên xử, vẫn nguyên thái độ vui vẻ, điềm tĩnh, Dương Chí Dũng đứng trước vành móng ngựa vẫn vui vẻ trò chuyện với luật sư Hoàng Huy Được, Nguyễn Huy Thiệp (các luật sư bào chữa cho Mai Văn Phúc) trước vành móng ngựa, tay vẫn mang còng.
Nguyên Phó Tổng GĐ Trần Hữu Chiều trình bày, dự án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam trước đó đã được cấp trên cho phép chỉ định thầu thay vì đấu thầu triển khai. Sau khi Trần Hải Sơn giới thiệu được một khu đất tại Bà Rịa – Vũng Tàu thì dự án đã chính thức chuyển động từ năm 2006.

 Bị cáo Trần Hữu Chiều mong HĐXX xem xét.

Đến tháng 10/2007 dự án xây dựng nhà máy, trong đó có tiểu dự án ụ nổi đã xong thủ tục đầu tư. Nhưng thời điểm đó xảy ra vụ gây ô nhiễm môi trường của Vedan nên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu yêu cầu thêm một chứng nhận môi trường (vì dự án này có khả năng gây ô nhiễm). Theo Chiều, nếu không có tình tiết này, dự án đã trót lọt.

Về việc ký nháy báo cáo khảo sát để trình HĐQT việc mua ụ nổi 83M, bị cáo Trần Hữu Chiều than “tình ngay lý gian” vì giấy tờ chấp nhận ký là tàu biển để đảm bảo thủ tục cho việc kéo thiết bị từ Nga về

Nguyên Trưởng Ban QLDA nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam Mai Văn Khang đứng dậy. Bị cáo nhấn mạnh việc bản thân không được hưởng lợi ích cá nhân từ việc tham gia khảo sát ụ nổi M83 tại Nga, không được chia chác gì từ thương vụ ụ nổi.

 Bị cáo Khang cho rằng, bản thân không được chia chác gì từ thương vụ ụ nổi.

Cựu Đăng kiểm viên Lê Văn Dương xin được bổ sung một vấn đề, báo cáo kết luận giám định ụ nổi do Dương thực hiện đã phản ánh tình trạng thực tế của ụ nổi tại cảng Nakhodka Nga, chỉ trong báo cáo tổng hợp của Khang, Chiều làm sau đó trình các sếp Vinalines (có bị cáo cùng ký nháy) mới có nội dung không đúng với bản chất sự việc.

Dương Chí Dũng xin được trình bày thêm, cáo trạng nói Dũng từng tham gia cuộc bàn bạc về vụ ụ nổi cùng Trần Hải Sơn tại phòng của Mai Văn Khang. Khang có mặt, ngồi đây cũng có thể xác minh không có chuyện đó. Chỉ duy nhất lời khai của Sơn nêu việc này.

Về lời khai của bị cáo Trần Hải Sơn, dù các luật sư cho rằng chỉ là một chiều, tuy vậy, kiểm sát viên cho rằng, lời khai này phù hợp, được củng cố bằng rất nhiều các chứng cứ, lời khai của nhân chứng khác. VKS cho rằng không có gì để nói thêm về việc này.
Với đề nghị của các luật sư hủy án sơ thẩm, điều tra lại, điều tra cả những thông tin từ Nga, Singapore nhưng VKS cho thấy những chứng cứ thu thập được đủ điều kiện chứng minh tội phạm. Còn vấn đề tương trợ tư pháp nếu thực hiện được sau này thì tốt, có thể làm rõ thêm. Việc chuyển tiền 1,666 triệu USD về là có thật, không phải dựng lên.

Trả lời một số chi tiết cụ thể các luật sư đưa, ví dụ việc bồi thường của gia đình bị cáo Mai Văn Phúc mà chỉ áp dụng khoản 2 Điều 46 là chưa đúng, đại diện cơ quan công tố lật lại, đây là tiền do gia đình bị cáo bồi thường. Ngay tại phiên tòa này, chính bị cáo cũng phản đối việc làm này của gia đình. Số tiền so với hành vi của bị cáo cũng như thiệt hại gây ra thì rất nhỏ nên VKS vẫn không áp dụng khoản 1 Điều 46 như một tình tiết giảm nhẹ cho Phúc được.

Không kiến nghị tăng hình phạt cho bị cáo nào nhưng về trách nhiệm bồi thường, VKS cho rằng, 367 tỷ đồng tiền thiệt hại là một khoản không đổi, trừ đi 1,666 triệu USD tiền tham ô, còn lại cơ quan công tố tính chia cho các bị cáo. Đây là nguyên tắc chung trong xử lý án, không phải vì thế mà hủy án, điều tra lại như đề nghị của các luật sư.

Đề cập phản ứng của luật sư Trần Thị Hồng Phúc là chưa có yêu cầu bồi thường dân sự mà đã giải quyết việc này, VKS giải thích, đây là nghĩa vụ dân sự trong hình sự nên không cần chờ ý kiến của Vinalines vì nếu TCty không lên tiếng thì nhà nước chịu mất khoản tiền 367 tỷ đồng? Kiểm sát viên đề nghị luật sư xem lại khoản 1 Điều 42 Bộ luật tố tụng hình sự.

Về thắc mắc ngân hàng Citibank đã nhiều lần khẳng định thủ tục phát hành tín dụng thư để thanh tóan tiền mua ụ nổi 83M thực hiện đầy đủ, đúng quy định, VKS dẫn lại báo cáo giám định của cơ quan chức năng khẳng định các bị cáo đã làm sai, còn thiếu nhiều chứng từ đã trả tiền thanh toán ụ nổi.

Đối đáp quan điểm tranh luận về việc ụ nổi có phải là tàu biển, đại diện VKS đồng ý đây là tình tiết quan trọng liên quan đến việc đánh giá trách nhiệm của các bị cáo trong vụ án. Quan điểm của VKS đưa ra trên cơ sở nhiều văn bản, căn cứ, đối chứng với nhau cả chứ không chỉ trên một chứng từ thanh toán như luật sư Nguyễn Văn Chiến nêu. Kiểm sát viên dẫn ra luật Hàng hải, ụ nổi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển nên phải được áp quy định quản lý như với một tàu biển. 

“Nếu không như thế thì việc mua về một cục sắt cũ nát như thế đem về không biết đổ đi đâu mà lại không ai có tội không ai chịu trách nhiệm thì vô lý quá” – kiểm sát viên thốt lên.

Vốn để mua tàu biển, các luật sư đặt câu hỏi đây có phải là tiền nhà nước không, VKS nêu rõ, Vinalines là doanh nghiệp nhà nước, một đồng tiền đầu tư vào doanh nghiệp này, kể cả tiền vay cũng là của nhà nước, của nhân dân, một đồng tiền mất đi cũng là tiền của nhà nước chứ không phải của cá nhân ai.

Các bị cáo tiếp tục đưa ra những lý lẽ để bảo vệ mình, để chứng minh mình "vô can". Những chứng cứ đó liệu có được tòa chấp nhận....?!

Bản án cuối cùng dành cho Dương Chí Dũng và đồng phạm sẽ ra sao?

Báo Đời sống và Pháp luật sẽ liên tục cập nhật.....

Tin nổi bật