Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lực lượng chủ lực Ukraine chưa tham chiến, đột kích ở Kursk chỉ là kế nghi binh?

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Ukraine được cho là vẫn chưa triển khai lực lượng chiến đấu chủ lực đến Kursk vì vậy có khả năng sẽ đột kích lớn ở một hướng khác trên lãnh thổ Nga.

Trang tin quân sự Avia-pro đưa tin, phóng viên quân sự người Nga Alexander Kots mới đây cho biết cuộc tấn công của quân đội Ukraine vào tỉnh biên giới Kursk có thể không phải là hướng tấn công chính, mà chỉ là chiến thuật nhằm nghi binh của đối phương.

Theo ông Alexander Kots, mặc dù Ukraine có các động thái quân sự tích cực ở khu vực Kursk nhưng lực lượng chính của Lực lượng vũ trang Ukraine có lẽ vẫn chưa tham gia vào chiến dịch đột kích xuyên biên giới lần này. 

Lực lượng chiến đấu chủ lực của Ukraine vẫn chưa tham chiến ở Kursk. Ảnh: Reuters

Ông lưu ý rằng theo hướng Kursk, lực lượng Ukraine đã tập trung một bộ phận đáng kể lực lượng tinh nhuệ bộ binh của họ. Tuy nhiên, các khí tài quan trọng của đối phương vẫn chưa được khai thác tối đa, chẳng hạn như xe tăng Leopard và Abrams, cũng như máy bay chiến đấu F-16 đã có mặt ở Ukraine.

Điều này làm dấy lên khả năng rằng các lực lượng chủ lực có thể được Ukraine giữ lại cho một hoạt động đột kích lớn hơn ở nơi khác. Mục tiêu chính của bộ chỉ huy Ukraine có thể không phải là khu vực Kursk, mà là các vùng lãnh thổ quan trọng hơn về mặt chiến lược.

Một trong những hướng có thể xảy ra cuộc tấn công chính là Energodar với Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye - một cơ sở cực kỳ quan trọng đối với cả hai bên trong cuộc xung đột. Việc chiếm giữ nhà máy điện hạt nhân này có thể là một đòn giáng nghiêm trọng đối với các vị trí của Nga.

Tuy nhiên, ông Alexander Kots cũng không loại trừ khả năng đòn tấn công chính có thể nhắm vào Crimea. Trong trường hợp này, quân đội Ukraine có thể cố gắng tấn công các mục tiêu quan trọng như Cầu Crimea và eo đất nối bán đảo với đất liền Nga. Ngoài ra, có thể có những nỗ lực phá vỡ hành lang trên bộ kết nối các lực lượng Nga ở khu vực Kherson và Zaporozhye, điều này sẽ gây nguy hiểm cho sự ổn định của nhóm Nga ở phía nam.

Bán đảo Crimea ở Biển Đen được sáp nhập vào Nga sau cuộc trưng cầu ý dân năm 2014. Đây nơi tập trung một số căn cứ quân sự quan trọng của Nga và là một trong những địa điểm để Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào cuối tháng 2/2022.

Chính quyền Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhiều lần nhấn mạnh nhu cầu cần giành lại bán đảo Crimea, đồng thời khẳng định sẽ không từ bỏ nỗ lực giành lại khu vực phía Đông cũng như các vùng lãnh thổ Nga kiểm soát từ 24/2/2022 đến nay.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 16/8 cũng cáo buộc Ukraine tấn công Cầu Crimea bằng công bằng 12 tên lửa ATACMS. Bộ này tuyên bố rằng tất cả các tên lửa được cho là đã bị bắn hạ nhưng không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để hỗ trợ cho tuyên bố này.

Theo Avia-pro

Tin nổi bật