Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Loạt doanh nghiệp nhà nước bị "bêu tên" vì thua lỗ hàng trăm tỷ đồng

(DS&PL) -

Tại báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2021 của Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc hội, đơn vị này đã chỉ ra nhiều vấn đề khi thực hiện kiểm toán các tập đoàn, tổng công ty và công ty.

Cụ thể, trong năm 2021, KTNN đã kiểm toán báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn Nhà nước năm 2020 của 73 doanh nghiệp thuộc 16 tập đoàn, tổng công ty và công ty.

Việc quản lý sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp được kiểm toán còn một số hạn chế, tồn tại. Ảnh minh họa

Kết quả cho thấy, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, nhưng 15/16 tập đoàn, tổng công ty, công ty được kiểm toán sản xuất kinh doanh có lãi.

Tuy nhiên, việc quản lý sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp được kiểm toán còn một số hạn chế, tồn tại. Một số đơn vị chưa xây dựng quy chế quản lý tiền, định mức tồn quỹ tiền mặt/tiền gửi ngân hàng, kế hoạch sử dụng dòng tiền hoặc quản lý dòng tiền chưa hiệu quả.

Cụ thể, tại PVGAS, Công ty mẹ chưa cân đối dòng tiền từ các hợp đồng tiền gửi đến ngày đáo hạn khi xây dựng kế hoạch dòng tiền tháng/quý.

Công ty mẹ, CTCP Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam, CTCP CNG Việt Nam để số dư tiền gửi không kỳ hạn vượt định mức, chuyển tiếp cùng kỳ hạn nhiều hợp đồng tiền gửi từ 3 đến 9 tháng.

CTCP Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam và CTCP Kinh doanh LPG Việt Nam chưa chào lãi suất đến các tổ chức tín dụng khi gửi tiền.

Công ty mẹ - VNS duy trì số dư tiền gửi không kỳ hạn ở mức cao (trên 63 tỷ đồng/ngày, giai đoạn 12/10-28/12/2020 trên 152 tỷ đồng/ngày), chưa chào lãi suất đến các tổ chức tín dụng khi gửi tiền.

Tại Vinachem, CTCP Phân lân nung chảy Văn Điển chưa xây dựng tiêu chí lựa chọn ngân hàng, chào lãi suất đến các tổ chức tín dụng khi gửi tiền.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp quản lý nợ chưa chặt chẽ, còn để phát sinh nợ phải thu quá hạn, khó đòi lớn như tại Công ty mẹ - MobiFone có 724,21 tỷ đồng, phần lớn là khoản công nợ của khách hàng cá nhân; PVGAS: Công ty mẹ 568,78 tỷ đồng, Công ty CP Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam 16,16 tỷ đồng; VNPT Vinaphone (Ban Khách hàng Tổ chức doanh nghiệp) 35,55 tỷ đồng.

Một số công trình xây lắp hoàn thành nhiều năm chưa được nghiệm thu, quyết toán. Tại HUD, CTCP Đầu tư và Xây dựng HUD 3 là 46,64 tỷ đồng (Công trình Hệ thống thoát nước Bắc Ninh 15,98 tỷ đồng, Công trình Phần thô nhà công vụ cơ khí Quang Trung 24,73 tỷ đồng,...

Kiểm toán nhà nước cũng chỉ ra một số đơn vị không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn (Công ty mẹ - Vinachem); mất cân đối tài chính (VNS: Công ty mẹ, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Công ty TNHH MTV Thép tấm lá Phú Mỹ - VNSteel) hoặc bị đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt (Công ty CP Thép tấm Miền Nam, Công ty TNHH MTV Thép tấm lá Phú Mỹ - VNSteel, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Công ty TNHH Tư vấn MDC - VNSteel,...).

Đáng chú ý, nhiều đơn vị kinh doanh thua lỗ hoặc đầu tư không hiệu quả, hiệu quả thấp, thua lỗ lớn; một số khoản đầu tư của tập đoàn, tổng công ty vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác bị thua lỗ, mất vốn; chưa nộp kịp thời tiền thu về cổ phần hóa.

Có thể kể đến như: Công ty mẹ - Vinachem: 5/22 công ty con lỗ lũy kế đến 31/12/2020 là 15.473,64 tỷ đồng và 1 công ty con đang dừng hoạt động.

VNS: Công ty mẹ (4 công ty con, 5 công ty liên kết và 3 khoản đầu tư khác lỗ lũy kế 898,88 tỷ đồng, trong đó 2 đơn vị đang tạm dừng hoạt động).

CTCP Gang thép Thái Nguyên (3 công ty con, liên kết không hoạt động, không có khả năng phục hồi sản xuất).

Công ty mẹ - PVGAS: 2/6 công ty con lỗ lũy kế 602,37 tỷ đồng;...

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật