Một nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng thường xuyên ăn rau muống có thể làm giảm cholesterol và triglyceride trong máu.
Rau muống cũng chứa hàm lượng vitamin A và vitamin C phong phú. Các loại vitamin này có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa cholesterol bị oxy hóa và bám vào thành mạch máu. Điều này giúp hạn chế nguy cơ tắc nghẽn động mạch - yếu tố nguy cơ dẫn đến đau tim và đột quỵ.
Magie trong rau muống cũng có công dụng điều hòa huyết áp một cách tự nhiên, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Bên cạnh thành phần chính là rau muống thì tỏi được sử dụng trong món ăn cũng được chứng minh là có tác dụng hạ mỡ máu. Lợi ích này đến từ chất chống oxy hóa mạnh là allicin trong tỏi.
Một phân tích tổng hợp dựa trên 14 nghiên cứu về các bệnh nhân bị tăng cholesterol máu cũng chỉ ra rằng những người ăn 0,3-20 gam tỏi mỗi ngày trong vòng 4 tuần - 10 tháng đã giảm đáng kể lượng cholesterol toàn phần, cholesterol “xấu” LDL và tăng cholesterol “tốt” HDL.
Một đánh giá khác được công bố vào năm 2019 cũng chỉ ra rằng allicin trong tỏi có thể hạn chế sản xuất angiotensin II, một loại hormone làm tăng huyết áp. Ngoài ra, allicin có trong tỏi cũng giúp giãn mạch máu, cho phép máu lưu thông dễ dàng hơn.
Tác dụng hạ mỡ máu và giảm huyết áp của rau muống và tỏi là những yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa bệnh tim mạch.
Các loại rau lá xanh như rau muống là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, giúp xương chắc khỏe.
Bên cạnh đó, thêm tỏi vào chế độ ăn cũng có lợi cho sức khỏe của xương. Nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ bị thoái hóa khớp gối ăn 1g tỏi mỗi ngày đã cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.
Do đó, ăn rau muống xào tỏi thường xuyên có thể giúp phòng ngừa bệnh loãng xương và các bệnh lý liên quan đến xương hiệu quả.
Rau muống chứa hàm lượng vitamin C dồi dào. Vitamin C có vai trò quan trọng với cơ thể, giúp tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các loại vi khuẩn và virus có hại, từ đó giúp phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra rằng các hợp chất có trong tỏi cũng có đặc tính chống viêm, kháng virus hiệu quả. Do đó, thêm tỏi vào chế độ ăn có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa virus xâm nhập cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Rau muống rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin A. Các chất dinh dưỡng này giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, giảm thiểu nếp nhăn trên da,ngăn ngừa và đẩy lùi quá trình lão hóa.
Lợi ích kéo dài tuổi thọ cũng được tìm thấy ở tỏi. Một nghiên cứu của Trung Quốc được công bố vào năm 2019 đã chỉ ra rằng những người lớn tuổi ăn tỏi ít nhất 1 lần/tuần sống thọ hơn những hiếm khi ăn tỏi.
1. Người bị bệnh gút: Rau muống chứa lượng đạm thực vật khá cao, không thích hợp với người đang bị gút – một bệnh lý do rối loạn chuyển hóa purin. Ăn rau muống có thể làm tăng axit uric trong máu và kích thích các cơn đau gút cấp tính.
2. Người đang dùng thuốc Đông y: Trong khi điều trị bằng các bài thuốc Đông y, việc ăn rau muống có thể gây tương tác và làm giã thuốc, giảm hiệu quả điều trị. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi sử dụng các vị thuốc có độc tính thấp cần giữ nguyên dược lực.
3. Bệnh nhân sỏi thận: Rau muống chứa oxalate – một hợp chất dễ tạo thành tinh thể canxi oxalate khi vào cơ thể, góp phần hình thành sỏi thận. Người có tiền sử sỏi thận hoặc nguy cơ cao mắc bệnh nên hạn chế tiêu thụ rau muống.
4. Người bị viêm khớp: Rau muống có thể làm tăng phản ứng viêm tại các khớp, khiến cơn đau trở nên dữ dội và khó chịu hơn. Vì vậy, những ai đang bị viêm khớp hoặc đau nhức xương khớp nên cân nhắc kỹ trước khi ăn.
5. Người mới phẫu thuật hoặc có vết thương hở: Với đặc tính kích thích mô hạt phát triển nhanh, rau muống có thể gây hiện tượng lồi thịt ở vùng da đang hồi phục, dẫn đến sẹo lồi. Người vừa trải qua phẫu thuật hoặc có vết thương cần kiêng tuyệt đối loại rau này cho đến khi cơ thể lành hẳn.