Theo đông y, rau dền có tính mát, có tác dụng giải độc, lợi tiểu, giảm đau nhức và chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Rau dền thường được sử dụng để chữa các bệnh như viêm đại tràng, viêm loét dạ dày, tiểu đường, suy giảm chức năng gan, đau đầu, đau răng, viêm khớp và các vết thương nhỏ.
Để có được rau dền tươi ngon và đủ dinh dưỡng, bạn nên chọn rau dền có màu sắc tươi sáng, lá non mềm mại, không có vết đen, không bị héo và không có mùi khó chịu. Ngoài ra, để bảo quản rau dền tươi lâu, bạn nên giữ nó ở nơi mát mẻ, khô ráo và thoáng khí hoặc bảo quản trong tủ lạnh, thông tin trên báo Dân Trí.
Dưới đây là những giá trị sức khỏe của rau dền:
Theo Healthline, rau dền chứa nhiều phytosterol có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch nhờ khả năng làm giảm huyết áp cao. Chất này cũng đóng vai trò như một thuốc giải độc, ngăn ngừa sự phát triển của bất kỳ bệnh tim mạch nào. Vì vậy, sử dụng rau dền thường xuyên sẽ mang lại lợi ích tuyệt vời cho tim mạch.
Rau dền có chứa tocotrienols, một loại vitamin E có thể giúp làm giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa bệnh mạch vành.
Cholesterol là một loại chất béo không bão hòa, có mặt trong tất cả các tế bào của cơ thể và cũng được sản xuất bởi gan. Cholesterol có vai trò quan trọng trong cơ thể, tham gia vào việc tạo thành màng tế bào, sản xuất hormone steroid, vitamin D và các chất mỡ khác.
Tuy nhiên, nếu lượng cholesterol trong máu quá cao, đặc biệt là loại "xấu" (LDL cholesterol), nó có thể tạo ra sự tích tụ và lắng đọng trên thành động mạch, gây nên các vấn đề về sức khỏe như bệnh tim mạch và đột quỵ.
Theo phân tích của các nhà khoa học, hợp chất 3,4-seco-olean-12-en-4-ol-3,28-dioic axit (AVE7) được phân lập từ rau dền đã thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trung bình trên 4 dòng tế bào ung thư.
Theo Viện Y học ứng dụng, rau dền có hàm lượng chất xơ đặc biệt cao. Ăn nhiều chất xơ không chỉ tốt cho sức khỏe tim mạch, nghiên cứu còn chỉ ra rằng chất xơ có thể giúp làm giảm nguy cơ bị tiểu đường type 2.
Khi bổ sung chất xơ vào chế độ ăn, cơ thể sẽ tiêu hóa carbohydrate chậm hơn và do vậy, lượng đường huyết sẽ tăng chậm hơn.
Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo, thay vì ăn carbohydrate đơn giản như ngũ cốc tinh chế - là những loại đồ ăn mà lượng đường trong đó sẽ được hấp thu rất nhanh, hãy lựa chọn ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch hoặc các loại đậu.
Hàm lượng chất xơ cao (gấp 3 lần so với lúa mì) trong rau dền có thể cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Rau dền còn là loại rau rất tốt cho trẻ em và người lớn tuổi. Nước nấu từ lá cây dền tươi còn hỗ trợ điều trị tiêu chảy, xuất huyết và mất nước.
Ngoài ra, cùng với nước ép cà rốt, các tính năng tẩy sạch độc tố của nước ép củ dền rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến túi mật và thận.
Ai không nên ăn rau dền
Theo lương y Bùi Đắc Sáng rau dền chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, lại có công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, 3 đối tượng dưới đây nên hạn chế ăn nhiều rau dền vì có thể gây ra những tác dụng có hại cho sức khỏe.
- Người bị tiêu chảy: Những người bị bệnh tiêu chảy mãn tính, lạnh bụng… không nên ăn nhiều rau dền vì đây là loại rau có tính mát, do đó có thể làm cho bệnh nặng thêm.
- Người bị viêm khớp dạng thấp, người bệnh gút, bệnh sỏi thận: Trong rau dền chứa hàm lượng lớn acid oxalic – một hợp chất làm ức chế việc hấp thụ canxi, kẽm và là nguyên nhân tạo thành sỏi oxalat. Vậy nên, rau dền không phải là thực phẩm phù hợp cho những người bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hoặc bệnh sỏi thận.
- Đối tượng có cơ thể tính hàn, phụ nữ đang mang thai: Bệnh nhân tiêu chảy mãn tính, người đi ngoài lỏng, phụ nữ có thai hư hàn cần đặc biệt lưu ý khi ăn rau dền vì tính mát của chúng cực mạnh, có thể gây hại cho sức khỏe của người dùng.
Cần lưu ý những điều gì khi ăn rau dền?
- Chỉ nên ăn rau dền với mức độ vừa phải
Theo lương y Sáng, tuyệt đối không nên ăn quá nhiều quá nhiều rau dền trong một lúc bởi có thể dẫn đến những tác dụng phụ như đầy hơi, làm co thắt dạ dày và gây bệnh táo bón.
Cách ăn rau dền tốt nhất là bạn hãy thưởng thức món ăn từ từ, từng chút một. Bởi việc bổ sung đột ngột một lượng lớn rau dền sẽ làm cản trở quá trình tiêu hóa, nặng hơn là gây bệnh tiêu chảy.
- Tuyệt đối không kết hợp rau dền cùng với quả lê
Lương y Sáng chia sẻ, không nên chế biến rau dền cùng với lê trong cùng một món ăn hay ăn chúng cùng lúc vì có thể gây ra cảm giác buồn nôn. Ngoài rau dền, bạn cũng không nên tráng miệng bằng quả lê ngay sau khi ăn ngỗng để tránh gây bệnh sốt cho cơ thể.
- Không kết hợp rau dền với baba
Trong Đông y, rau dền là loại rau đại kỵ khi nấu cùng với baba vì có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể uống nước rau muống giã nát hoặc ăn rau muống sống để đào thải lượng độc ra khỏi cơ thể.
- Không nên đun nóng rau dền nhiều lần
Trong lá rau dền chứa hàm lượng lớn nitrat, khi bạn hâm nóng loại rau này quá nhiều lần thì nitrat sẽ biến đổi thành nitrit, là một chất gây ung thư cho dạ dày và thực quản, thông tin trên Tuổi Trẻ.