Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mỡ máu là gì?

  • Phương Uyên (t/h)
(DS&PL) -

Nhiều người hiện vẫn chưa nắm rõ mỡ máu là gì và chỉ số mỡ máu của một cá nhân như thế nào là bình thường?

Mỡ máu là gì?

Theotrang thông tin điện tử Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, mỡ máu (Lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính (Triglyceride). Cơ thể cần một lượng chất béo nhất định để hoạt động bình thường.

Lipid cùng với protein và carbohydrate là thành phần chính của tế bào sống. Cholesterol và chất béo trung tính được lưu trữ trong cơ thể và đóng vai trò là một nguồn năng lượng. Cholesterol là một chất béo do gan sản xuất, được máu vận chuyển để cung cấp nguyên liệu cho thành tế bào và kích thích tố. Còn chất béo trung tính đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất với chức năng như một nguồn năng lượng và giúp vận chuyển chất béo hình thành từ chế độ ăn uống đi khắp cơ thể.

Cholesterol và chất béo trung tính đều là lipid nhưng có hình dạng rất khác nhau. Cholesterol được tạo thành từ các vòng carbon liên kết với nhau, còn được gọi là “sterol”. Chất béo trung tính là các chuỗi carbon được gọi là “axit béo”, được gắn ở một đầu với khung carbon.

Nhiều người chưa hiểu rõ mỡ máu là gì

Chỉ số mỡ máu như thế nào là bình thường?

Nếu kết quả xét nghiệm có chỉ số cholesterol toàn phần <130 mg/dL (<3.3 mmol/L), chứng tỏ bạn có nồng độ mỡ máu toàn phần bình thường.

Nếu kết quả xét nghiệm có chỉ số cholesterol toàn phần > 160 mg/dL (>4.1mmol/L), chứng tỏ sức khỏe của bạn đang ở ngưỡng nguy hại.

Mỡ máu cao khi nào cần điều trị ?

Theo báo Sức khỏe và Đời sống, đây là câu hỏi rất nhiều người khi khám có xét nghiệm có kết quả ghi nhận mỡ máu cao. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ có lời khuyên dành cho người bệnh.

Đối với trường hợp còn trẻ và không có các yếu tố nguy cơ khác thì đa phần bác sĩ sẽ đề nghị bạn thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để giảm mỡ máu, bao gồm:

- Cần tăng cường vận động.

- Cần hạn chế chất béo bão hòa, nhất là mỡ động vật, trà sữa.

- Cần giảm cholesterol trong thực phẩm như lòng đỏ trứng, bơ, tôm…

- Cần ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất.

- Cần giảm cân nếu bị thừa cân béo phì.

- Không hút thuốc lá .

- Cần hạn chế uống rượu bia.

Nếu sau khi thay đổi lối sống (khoảng 2-3 tháng) mà mỡ máu không giảm hoặc vẫn tăng cao thì bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng thuốc. Trong đó, statin là loại thuốc phổ biến nhất để giảm cholesterol LDL và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Fibrate và niacin thường được sử dụng để giảm triglyceride và tăng cholesterol HDL.

Loại thuốc và liều lượng sẽ được cá nhân hóa phụ thuộc vào mức độ mỡ máu, cũng như các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim mạch.

Khi bị tăng mỡ máu, ngoài việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, thì chế độ ăn, uống hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa nồng độ mỡ trong máu trở về chỉ số bình thường. Ngoài ra, cần tăng cường luyện tập thể dục, kiểm soát cân nặng, bỏ thuốc lá và các chất kích thích. Khám bệnh định kỳ tại những cơ sở y tế uy tín để được các y, bác sĩ tư vấn và chỉ định làm các xét nghiệm mỡ máu phòng ngừa mỡ máu tăng cao.

Tin nổi bật