Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Loại sữa được mệnh danh "thần dược" cho phái nữ nhưng người bị suy thận nên tránh xa

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Loại sữa được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho phụ nữ, nhưng lại là "lệnh cấm" đối với người bị suy thận.

Sữa đậu nành là đồ uống phổ biến trong bữa sáng. Vì được làm từ đậu nành xay nên sữa đậu nành rất giàu protein và các chất dinh dưỡng khác. So với sữa động vật, sữa đậu nành có nhiều chất xơ hơn, ít cholesterol và axit béo bão hòa hơn, có tác dụng trong việc giảm cân. Ngoài hàm lượng protein cao nổi tiếng, sữa đậu nành còn chứa isoflavone đậu nành có hoạt tính sinh học cao, cơ thể dễ hấp thụ, có thể tăng khả năng chống oxy hóa và ức chế các gốc tự do.

Không chỉ vậy, lecithin trong sữa đậu nành còn có thể làm giảm cholesterol bằng cách ức chế sự hấp thụ cholesterol ở ruột. Đậu nành cũng hỗ trợ cải thiện lượng đường trong máu, chống viêm và làm chậm sự tiến triển của bệnh suy thận mãn tính, tình trạng protein niệu ở bệnh nhân mắc bệnh thận đái tháo đường.

Tuy nhiên, sữa đậu nành dù giàu chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng không phải ai cũng có thể uống được.

Sữa đậu nành có tính lạnh, những người khó tiêu, ợ hơi và chức năng tiêu hóa kém nên ít uống sữa đậu nành.

Người bị suy thận

Bệnh nhân suy thận cần chế độ ăn ít đạm, trong khi đó đậu nành và các chế phẩm của chúng là những thực phẩm vô cùng giàu đạm, vậy nên các chất chuyển hóa sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho thận.

Ngoài ra, chất oxalat trong sữa đậu nành rất dễ kết hợp với canxi trong máu để tạo ra sỏi thận. Chính vì vậy, những người bị sỏi thận cũng không nên uống sữa đậu nành.

Người bị ung thư vú

Nguyên nhân có thể do đậu nành có phytoestrogen tác động như kích thích tố estrogen gây ra tương tác và có thể làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Vì vậy, những người có tiền sử bệnh lý ung thư vú, buồng trứng và tử cung không nên uống sữa đậu nành.

Người có chức năng tiêu hóa kém

Sữa đậu nành có tính lạnh, những người khó tiêu, ợ hơi và chức năng tiêu hóa kém nên ít uống sữa đậu nành. Ngoài ra, những người bị viêm dạ dày cũng không nên ăn các sản phẩm từ đậu nành, để không kích thích tăng tiết quá mức axit dịch vị và làm bệnh nặng thêm, hoặc gây đầy hơi.

Người bị bệnh gout

Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin, trong khi đó đậu nành lại rất giàu purin. Purin là chất ưa nước nên sau khi xay đậu nành thì hàm lượng purin cao gấp mấy lần so với các sản phẩm làm từ đậu nành khác. Vậy nên người bệnh gout cần hạn chế uống sữa đậu nành, kiểm soát số lượng để đề phòng và điều trị bệnh gout hiệu quả.

Sữa đậu nành không thích hợp cho những ai bị viêm dạ dày cấp và mãn tính.

Người bị viêm dạ dày

Sữa đậu nành không thích hợp cho những ai bị viêm dạ dày cấp và mãn tính. Sữa đậu nành sẽ khiến cho a-xít trong dạ dày bị dư thừa sẽ rất dễ bị đầy hơi, khi đó bệnh tình sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Người bệnh đang hồi phục sau phẫu thuật, giảm sức đề kháng

Những người sau khi phẫu thuật hoặc ốm đau, sức đề kháng của cơ thể yếu và chức năng tiêu hóa không tốt. Lúc này, nên hạn chế sử dụng sữa đậu nành, đặc biệt là sữa đậu nành lạnh vì dễ bị buồn nôn, tiêu chảy và các triệu chứng khác.

Tốt nhất bệnh nhân nên sử dụng sữa chua trong thời gian phục hồi, có thể thúc đẩy tiêu hóa và bảo vệ chức năng đường tiêu hóa.

Người mắc bệnh tuyến giáp

Thực phẩm đậu nành không gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp ở những người có tuyến giáp khỏe mạnh. Nhưng nếu bạn nắc bệnh về tuyến giáp thì thực phẩm từ đậu nành sẽ gây cản trở cơ thể hấp thụ thuốc tuyến giáp.

Người cao tuổi

Chức năng thận của người cao tuổi tương đối yếu và nếu ăn đậu nành, tức là chúng ta đã nhập vào cơ thể quá nhiều đạm thực vật trong quá trình ăn. Các chế phẩm từ đậu nành sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và có thể dẫn đến suy thận.

Nhiều người cao tuổi nếu sức khỏe tốt vẫn có thể ăn lượng đậu nành hợp lý, tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều.

Người đang uống thuốc kháng sinh

Những loại thuốc kháng sinh chứa erythromycin không nên được uống cùng với sữa đậu nành. Khi erythromycin kết hợp với sữa đậu nành có thể gây ra các phản ứng hóa học, tạo thành một chất khác làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh. Bạn tuyệt đối không được uống sữa đậu nành ngay sau khi uống thuốc kháng sinh, tốt nhất bạn nên chờ khoảng 1 tiếng sau.

Những loại thuốc kháng sinh chứa erythromycin không nên được uống cùng với sữa đậu nành.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Đậu nành chứa nhiều genistein - hormone có thể tương tranh với estrogen trong cơ thể phụ nữ và làm ảnh hưởng quá trình trưởng thành của trứng. Khi trứng kết hợp với tinh trùng, hình thành phôi thì chất này sẽ gây khó khăn cho sự phát triển của phôi và là nguyên nhân gây sảy thai hoặc vô sinh.

Tin nổi bật