Cây lá dứa, hay còn gọi là lá nếp, có tên tiếng anh là Pandan, tên khoa học là Pandanus amaryllifolius, được sử dụng khá nhiều vì có hương vị thơm đặc trưng. Cây lá dứa có những chiếc lá dài từ 30-51 cm, dài nhọn như lưỡi gươm, cả 2 mép lá đều không có gai, có thể có lông tơ mịn trên lá, mọc thành chùm, phát triển mạnh ở vùng nhiệt đới. Cây lá dứa thường khai thác lá nhưng ở một số giống cũng có quả, trông giống như quả thông. Có khoảng 600 loài cây lá dứa khác nhau và hầu như đều ăn được.
Lá dứa thường được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn tại Nam Á và Đông Nam Á. Gần đây, phương Tây cũng bắt đầu quan tâm tới loại lá này vì những đặc tính ẩm thực và lợi ích sức khỏe của nó.
Dưới đây là một số công dụng của lá dứa đối với sức khỏe
Lá dứa chứa các hợp chất hóa học có tác dụng chống viêm, chẳng hạn như ancaloit và flavonoid. Những chất này có thể hỗ trợ giảm viêm trong cơ thể và làm giảm các triệu chứng liên quan đến các rối loạn viêm như viêm khớp, hen suyễn.
Loại lá là "thần dược" cho sức khỏe người Việt giúp hạ đường huyết, ngừa ung thư.
Lá dứa có khả năng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Điều này rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường và một số căn bệnh mãn tính khác.
Một nghiên cứu trên 30 người lớn khỏe mạnh cho thấy việc uống trà nóng từ lá dứa, sau bài kiểm tra đường huyết tiêu chuẩn, cho thấy nhưng người uống trà có lượng đường trong máu tốt hơn so với những người không uống.
Lá dứa chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, là những hóa chất không ổn định có thể gây tổn thương tế bào. Chất chống oxy hóa trong lá dứa, chẳng hạn như flavonoid và tannin giúp hỗ trợ trung hòa các gốc tự do có hại này, có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường và một số loại ung thư.
Lá dứa có mùi vị thơm rất đặc trưng, do đó việc tiêu thụ lá dứa có thể giúp bạn có hơi thở thơm tho, mùi dễ chịu, đánh bật mùi hôi miệng.
Ngoài ra, lá dứa còn có khả năng cầm máu nướu răng. Nếu bị chảy máu nướu răng, có thể dùng lá dứa rịt vào chỗ chảy máu để cầm máu hiệu quả.
Chiết xuất lá dứa, dù được dùng ngoài da hay dùng trong các loại thuốc đắp thảo dược, đều có thể giúp giảm đau đầu, đau nhức cơ và khó chịu ở khớp.
Một số hóa chất tìm thấy trong dứa, chẳng hạn như tannin và lignan, đã được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
Loại lá là "thần dược" cho sức khỏe người Việt giúp hạ đường huyết, ngừa ung thư.
Uống nước lá dứa hoặc trà lá dứa có tác dụng làm giảm stress, lo âu, căng thẳng và mệt mõi, hỗ trợ hệ thần kinh, tốt cho sức khỏe tổng thể.
Bên cạnh đó, nhờ hàm lượng chất xơ vào và ít calo, lá dứa còn có tác dụng hỗ trợ giảm cân hiệu quả đối với những người đang theo đuổi chế độ ăn kiêng.
Lá dứa chứa nhiều vitamin thiết yếu, chẳng hạn như vitamin C và E. Các vitamin này có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng và sức khỏe tổng thể.
Một số người bị dị ứng với lá dứa. Nên tránh tiêu thụ hoặc sử dụng các sản phẩm từ lá dứa nếu bạn bị dị ứng với chúng.
Lá dứa, giống như các loại cây khác, có thể chứa dư lượng thuốc trừ sâu nếu không được trồng hữu cơ. Nên sử dụng lá dứa có nguồn hữu cơ hoặc nguồn gốc uy tín.
Có ít bằng chứng về tính an toàn của lá dứa trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Trong những trường hợp này, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ chăm sóc sức khỏe trước khi dùng.
Lá dứa hầu như không có tác dụng phụ gì hoặc tương tác với loại thuốc nào. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều lá dứa có thể có tác dụng nhuận tràng nhẹ, gây ra tiêu chảy. Do đó, những người bị tiêu chảy hoặc các bệnh về đường ruột không nên sử dụng quá nhiều lá dứa hoặc thực phẩm có thành phần lá dứa.
Nhiều người thường nhầm lẫn lá dứa (lá nếp) với lá của cây dứa ăn quả (khóm dứa). Thực tế, đây là 2 loại thực vật hoàn toàn khác nhau nhưng có tên gọi giống nhau. Lá dứa từ cây dứa ăn quả, hay còn gọi là quả thơm thường dày, cứng, có nhiều răng cưa ở mép lá, 2 mặt đều sẫm màu, lá thường có kích thước to hơn.
Trong khi đó, lá dứa (lá nếp) không có răng cưa, lá mỏng và mềm, nhỏ dài, 2 mặt có màu xanh lục, khi vò lá cò mùi thơm dễ chịu. Bạn nên học cách phân biệt 2 loại lá này để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.