Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí nghiên cứu về bệnh tiểu đường Diabetes & Metabolic Syndrome: Clinical Research and Reviews đã phát hiện một loại thực phẩm thường được thêm vào các món ăn có khả năng làm giảm đường huyết.
Các nhà khoa học từ 6 trường đại học y khoa của Iran đã tiến hành một đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp 13 nghiên cứu bao gồm 731 người bệnh tiểu đường tham gia, nhằm đánh giá tác động của mè đối với việc kiểm soát đường huyết, mức mỡ máu, tình trạng viêm, và các yếu tố khác ở bệnh nhân tiểu đường.
Những người tham gia được bổ sung hạt mè dưới nhiều dạng khác nhau - như dầu mè, hạt mè hoặc viên nang, với liều lượng từ 200-60.000 mg mỗi ngày. Các can thiệp kéo dài từ 6-12 tuần.
Các nhà nghiên cứu đã đo lường các chỉ số: Lượng đường trong máu, cholesterol, khả năng chống oxy hóa, cân nặng và các dấu hiệu viêm.
Ăn hạt mè giúp giảm đường huyết sau bữa ăn
Kết quả đã phát hiện tiêu thụ các sản phẩm từ hạt mè giúp cải thiện đáng kể một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người mắc bệnh tiểu đường, theo trang tin sức khỏe Eating Well.
Cụ thể, tiêu thụ mè có các tác dụng:
- Hạ đường huyết lúc đói.
- Giảm chỉ số đường huyết trung bình HbA1c.
- Giảm đường huyết sau bữa ăn.Giảm cholesterol xấu.
- Giảm cholesterol toàn phần và triglyceride.
- Tăng nồng độ của các enzyme chống oxy hóa.
Những thay đổi trên cho thấy mè có thể giúp điều hòa đường huyết, cải thiện hồ sơ lipid và bảo vệ chống lại căng thẳng oxy hóa - 3 mục tiêu quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Điều này cho thấy hạt mè có tiềm năng như một loại thực phẩm chức năng cho bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, hiệu quả dường như giảm dần sau khi ngừng bổ sung mè, có nghĩa là việc bổ sung cần được duy trì lâu dài.
Các nhà nghiên cứu kết luận: Bổ sung hạt mè cải thiện đáng kể các yếu tố nguy cơ tim mạch ở người bệnh tiểu đường, làm nổi bật tiềm năng như một biện pháp can thiệp để kiểm soát các biến chứng của bệnh tiểu đường, theo Eating Well.
Các tác giả nghiên cứu cho biết cần có các thử nghiệm quy mô lớn để xác nhận hiệu quả và hướng dẫn thực hành lâm sàng.
Tất nhiên, người bệnh vẫn phải kết hợp với điều trị y tế, hoạt động thể chất và chế độ ăn uống cân bằng. Người đang dùng thuốc điều trị tiểu đường hoặc cholesterol cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào.
Giúp làm dịu cơn đau khớp gối
Theo báo Lao Động, viêm xương khớp là nguyên nhân phổ biến nhất của đau khớp và thường xuyên ảnh hưởng đến đầu gối. Một số yếu tố có thể đóng một vai trò trong tình trạng viêm khớp bao gồm viêm và tổn thương oxy hóa phần sụn đệm khớp. Sesamin, một hợp chất trong hạt mè, có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa có thể bảo vệ sụn của bạn.
Nguồn thực phẩm giàu chất xơ tốt
Tiêu thụ khoảng 30g hạt mè chưa bóc vỏ (tương đương 3 thìa súp) cung cấp cho cơ thể 3,5g chất xơ, chiếm 12% lượng chất xơ mà chúng ta cần hằng ngày.
Hỗ trợ hệ xương phát triển khỏe mạnh
Hạt mè nguyên hạt hay đã bóc vỏ đều rất giàu chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe của hệ xương. 30g hạt mè cung cấp cho cơ thể các khoáng chất so với nhu cầu khuyến nghị hằng ngày.
Có thể làm giảm viêm
Việc ăn hạt mè có thể giúp chống viêm. Tình trạng viêm kéo dài dù là mức độ thấp có thể là một trong nhiều nguyên nhân gây ra một số tình trạng mãn tính như: béo phì, ung thư, các bệnh về tim và thận.
Nguồn cung vitamin B tốt
Hạt mè là một nguồn cung dồi dào các vitamin nhóm B như: thiamine (B1), niacin (B3) và vitamin B6 tốt, cần thiết cho chức năng tế bào và chuyển hóa thích hợp. Ngoài ra, vitamin B6 còn tham gia vào quá trình tạo ra huyết sắc tố.
Giúp hình thành tế bào máu
Để tạo ra các tế bào hồng cầu, cơ thể bạn cần một số khoáng chất và vitamin như: sắt, đồng, vitamin B6. Hạt mè là một nguồn cung dồi dào các khoáng chất này. Theo nhu cầu khuyến nghị hằng ngày, 3 thìa súp hạt mè (khoảng 30g) cung cấp khoảng.
Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu
Hạt mè chứa ít carbs nhưng lại giàu protein và chất béo lành mạnh nên có tác dụng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, rất thích hợp cho người bị đái tháo đường. Ngoài ra, trong loại hạt này còn có chứa pinoresinol, một hợp chất có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách ức chế hoạt động của enzyme tiêu hóa maltase.
Giàu chất chống oxy hóa
Các nghiên cứu trên động vật và người cho thấy rằng tiêu thụ hạt vừng có thể làm tăng tổng lượng hoạt động chống oxy hóa trong máu của bạn. Lignans trong hạt mè có chức năng như chất chống oxy hóa, giúp chống lại tình trạng stress oxy hóa, một phản ứng hóa học có thể làm hỏng các tế bào của bạn và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính.
Nguồn cung protein thực vật dồi dào
Nếu ăn 30g hạt mè, cơ thể bạn sẽ được cung cấp 5g protein. Protein rất cần thiết cho sức khỏe của con người vì giúp xây dựng mọi thứ từ cơ bắp đến hormone. Do đó, hạt mè là một nguồn cung cấp protein từ thực vật tương đối cao.