Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Loài côn trùng tí hon đào hố được săn lùng với giá "chát"15 triệu đồng/kg, ở Việt Nam có đầy

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Con cút đất thường đào hang hình phễu để trú ngụ và săn mồi, tại Trung Quốc, giá cút đất lên đến 10.000 nhân dân tệ/kg, tương đương 32,5 triệu đồng/kg.

Vào thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, con cút đất là một loài côn trùng được nhiều trẻ em vùng quê Việt Nam bắt làm đồ chơi. Con cút đất thực chất là ấu trùng của kiến sư tử, thường đào hang hình phễu để trú ngụ và săn mồi. Loại côn trùng này thường có nhiều ở các vùng quê, nơi có lớp đất hoặc cát mềm và khô ráo, hầu như không có giá trị kinh tế gì.  

Thời gian gần đây, ngoài việc thu mua các loài côn trùng như sâu ba vạch, bọ hung, bọ xít đen, xác ve sầu, trên các diễn đàn, hội nhóm buôn bán các mặt hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc còn xuất hiện nhiều người thu mua con cút đất với giá từ 5-15 triệu đồng khiến nhiều người “sửng sốt”.

Tại thị trường Trung Quốc, giá cút đất thậm chí còn cao hơn, lên đến 10.000 nhân dân tệ/kg, tương đương 32,5 triệu đồng/kg. Ánh: Người đưa tin.

Tại thị trường Trung Quốc, giá cút đất thậm chí còn cao hơn, lên đến 10.000 nhân dân tệ/kg, tương đương 32,5 triệu đồng/kg. Ở đây, loài côn trùng này được gọi với cái tên “trâu cát”.

Chia sẻ trên Tạp chí Thương hiệu và Pháp luật, chị Phương, trú tại Lào Cai cho biết, ngày xưa chị và trẻ con trong xóm thường đi thổi cút đất để chơi cho đỡ buồn. Không ngờ mấy hôm nay, thấy có người thu mua với giá lên tới 10 triệu đồng/kg.

Theo chị Phương, cút đất có nhiều ở hiên nhà hoặc phía dưới các tảng đá, nơi có lớp đất tơi xốp và khô. Chúng làm tổ hình phễu. Muốn bắt cút đất phải phồng miệng thổi và nhanh tay bắt.

Đặc điểm nhận dạng của cút đất là có một cặp xúc tu lớn, trông giống như những chiếc càng khổng lồ giúp chúng tìm kiếm thức ăn và tấn công những loài côn trùng khác.

Thú vị hơn, trong trường hợp thời tiết khắc nghiệt, chúng có thể nhịn ăn đến nửa năm, tiết giảm tối đa nhu cầu chức năng của cơ thể để bảo toàn nhiều năng lượng nhất. Một chuyên gia cũng đã tiến hành thí nghiệm đối với đàn cút đất, không cho chúng ăn uống trong 126 ngày. Cuối cùng sau 100 ngày, tỉ lệ sống sót vẫn rất cao, lên đến 71,34%.

Cút đất có một cặp xúc tu lớn, trông giống như những chiếc càng khổng lồ giúp chúng tìm kiếm thức ăn và tấn công những loài côn trùng khác. Ánh: Người đưa tin.

Thấy có người hỏi mua cút đất với giá 500.000 đồng/lạng, anh Hoàng, trú tại Mộc Châu (Sơn La) liền đi tìm bắt. Tuy nhiên, anh cùng 2 người nữa, đi tìm ổ cút đất và thổi gần 2 ngày mới được khoảng 1 lạng tươi.

Từng thu mua cút đất với giá 15 triệu đồng/kg khô, anh Cường, trú tại Quảng Ninh cho biết, mấy năm trước, năm nào anh cũng thu mua nhưng số lượng quá ít, không đủ công nên năm nay không làm nữa.

Con cút đất tưởng như vô giá trị nhưng hóa ra lại là một dược liệu quý trong y học cổ truyền Trung Quốc. Ánh: Người đưa tin.

Theo Người đưa tin, thực tế, con cút đất tưởng như vô giá trị nhưng hóa ra lại là một dược liệu quý trong y học cổ truyền Trung Quốc. Chúng mang đến nhiều công dụng như hỗ trợ giải độc, lợi tiểu, làm mềm các cục cứng trên cơ thể (do tác động của đờm đặc hoặc máu đọng). Những công dụng này được ghi chép lại trong sách cổ về y học cổ truyền Trung Quốc như “Bản ghi chép Trung dược Tứ Xuyên” và “Bản thảo cầu nguyên”. 

Sau khi công dụng y dược của cút đất được biết đến rộng rãi, ngày càng có nhiều người đổ xô đi bắt chúng. Tuy nhiên số lượng của chúng không nhiều, kích thước lại nhỏ, việc săn bắt không dễ vì chúng rất nhanh nhẹn nên khá khó bắt. Điều này dẫn đến tình trạng số lượng cút đất trên thị trường Trung Quốc vô cùng khan hiếm.

Tin nổi bật